Tài khoản đối ứng là một loại tài khoản quan trọng và phổ biến trong kế toán. Tuy rằng phổ biến là thế nhưng không phải ai cũng có đầy đủ thông tin về loại tài khoản này. Vậy tài khoản đối ứng là gì? Nó có đặc điểm như thế nào? Xin mời các bạn cùng tìm kiếm câu trả lời trong nội dung bài viết dưới đây.
Tài khoản đối ứng là gì?
Tài khoản đối ứng là gì có thể hiểu đơn giản là một loại tài khoản dùng để cân bằng các tài khoản liên quan trong sổ cái. Có nghĩa là khi một tài khoản ghi nợ thì tài khoản đối ứng của nó sẽ ghi có và ngược lại.
Mục đích sử dụng tài khoản đối ứng
Việc sử dụng tài khoản đối ứng có nhiều mục đích khác nhau. Và sau đây chúng ta sẽ điểm qua một vài mục đích cơ bản nhất:
- Doanh nghiệp có thể ghi lại giá trị ban đầu của bất cứ khoản nào trước khi chúng có sự biến đổi trên sổ cái.
- Tài khoản đối ứng có thể giúp kế toán xem giá trị duy nhất của tài sản trong suốt quá trình sử dụng cùng với các khấu hao làm giảm giá trị của tài sản.
- Với loại tài khoản này các bạn cũng có thể dễ dàng truy xuất số tiền ban đầu và lượng tiền đã giảm thực tế, qua đó sẽ hiểu được số dư ròng.
- Giúp doanh nghiệp nắm được giá trị ròng dựa vào mức giảm của số tiền ban đầu.
- Tài khoản đối ứng cũng giúp doanh nghiệp nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Kịp thời đưa ra những thay đổi sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Đặc điểm của tài khoản đối ứng
Tài khoản đối ứng có các đặc điểm cơ bản dưới đây:
- Lần đầu ghi nhận 1 tài khoản đối ứng, phần bù sẽ là chi phí. Thí dụ, nếu như khoản tăng là khoản dự phòng phải thu khó đòi cũng cần ghi nhận ở bên nợ tăng chi phí dành cho khoản nợ xấu.
- Trong kế toán tài sản của doanh nghiệp, sự chênh lệch số dư của tài khoản tài sản và số dư tài khoản đối ứng chính là giá trị sổ sách.
- Thông thường sẽ có hai phương pháp chính để xác định số liệu ghi ở phần tài khoản đối ứng. Cụ thể là:
- Phương pháp kế toán dự phòng sẽ tự ước tính khoản phù hợp để kế toán ghi vào tài khoản đối ứng.
- Phương pháp phần trăm theo doanh thu sẽ giúp kế toán tính ra tỷ lệ phần trăm doanh thu cũng như là số lượng hàng hóa có thể bán ra. Cả hai cách trên đều giúp doanh nghiệp điều chỉnh giá trị sổ sách.
Yếu tố nào tạo nên tài khoản đối ứng?
Tài khoản đối ứng trong kế toán được tạo nên bởi 2 yếu tố cơ bản. Đó là:
- Hệ thống các tài khoản trong nghiệp vụ kế toán
- Các mối quan hệ đối ứng trong kế toán
Nói như vậy có nghĩa là thiếu đi một trong 2 yếu tố đã kể ở trên thì sẽ không tạo nên được tài khoản đối ứng.
Các quan hệ đối ứng của tài khoản kế toán
Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem các quan hệ đối ứng của tài khoản kế toán bao gồm những quan hệ nào nhé.
Quan hệ đối ứng tài khoản cơ bản
Trong quan hệ đối ứng tài khoản cơ bản bao gồm những quan hệ sau:
- Tài sản tăng – giảm: Mối quan hệ xảy ra khi phát sinh 1 tài sản tăng và 1 tài sản giảm tương ứng giảm. Dạng nghiệp vụ đối ứng này xảy ra khi có những biến đổi trong nội bộ của tài sản. Quan hệ này chỉ thay đổi khi kết cấu tài sản không có sự biến thiên.
- Nguồn vốn tăng – giảm: Khi quan hệ này xảy ra nghĩa là đã có một nguồn vốn tăng và giảm tương ứng. Các nghiệp vụ kế toán đối ứng sẽ làm biến đổi cơ cấu vốn chứ tổng vốn vẫn giữ nguyên.
- Tài sản tăng – nguồn vốn tăng: Quan hệ này làm tăng trưởng nguồn vốn, tài sản lên một mức độ nào đó. Tuy vậy, sự cân bằng giữa nguồn vốn và tài sản sẽ không bị chi phối quá nhiều.
- Tài sản giảm – vốn giảm: Ở mối quan hệ này nguồn vốn sẽ bị giảm. Các tài sản cũng như là nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ đồng thời giảm. Tuy toàn bộ số tài sản của doanh nghiệp vẫn duy trì ở mức cân bằng.
Quan hệ đối ứng kế toán trung gian
Các quan hệ đối ứng kế toán trung gian gồm có:
- Tài sản doanh nghiệp giảm, có chi phí phát sinh.
- Tài sản của doanh nghiệp tăng, có thu nhập phát sinh.
- Nguồn vốn của doanh nghiệp giảm, có thu nhập phát sinh.
- Nguồn vốn của doanh nghiệp tăng, có chi phí phát sinh.
Có những loại tài khoản đối ứng nào?
Có khá nhiều loại tài khoản đối ứng khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ điểm qua một vài loại tài khoản đối ứng cơ bản.
Tài khoản tài sản đối ứng
Tài sản được ghi nhận là phần số dư có được dùng để giảm số dư của một tài sản. Số phần dư của tài khoản tài sản đối ứng với số dư có. Tất nhiên tài khoản này sẽ làm giảm giá trị của 1 phần tài sản.
Để các bạn dễ hiểu hơn chúng ta sẽ cùng xét một ví dụ như sau:
- Khấu hao lũy kế: Như các bạn đã biết việc khấu hao sẽ giảm giá trị của tài sản. Tài khoản này sẽ được bù đắp bằng các bất động sản của doanh nghiệp như máy móc hay trang thiết bị…
Tài khoản nợ phải trả đối ứng
Phần số dư của TK dư nợ phải trả là số dư bên nợ, Nó làm giảm giá trị của TK dư nợ phải trả. TK đối ứng dư nợ phải trả không được dùng thường xuyên. Nó được xem là 1 khoản nợ cần thanh toán trong tương lai.
Chúng ta sẽ xét một ví dụ sau:
- Chiết khấu trái phiếu phải trả là khoản chênh lệch giữa tiền mặt khi doanh nghiệp nhận được khi bán trái phiếu và trị giá của trái phiếu khi đến hạn thanh toán. TK đối ứng chính là chiết khấu trên các khoản nợ phải trả.
Tài khoản vốn chủ sở hữu đối ứng
Vốn chủ sở hữu được ghi nhận bên nợ được dùng để giảm số dư của tài khoản vốn sở hữu chuẩn. TK vốn chủ sở hữu được dùng để làm giảm tổng số cổ phiếu doanh nghiệp mình đang lưu hành.
Như vậy TK vốn chủ sở hữu đối ứng là giá trị của các cổ phiếu của doanh nghiệp mình đang lưu hành.
Tài khoản doanh thu đối ứng
Tài khoản doanh thu đối ứng là khoản giảm từ doanh thu để tạo ra doanh thu thuần.
- Một ví dụ về tài khoản đối ứng này chính là chiết khấu bán hàng. Đây là một cách để thu hút người mua. Khiến việc bán hàng sẽ được nhanh và hiệu quả hơn.
Cách thức thể hiện quan hệ đối ứng trong sổ kép
Sau đây chúng tôi sẽ giúp các bạn biết được cách thức thể hiện quan hệ đối ứng trong sổ kép. Các bạn cần lưu ý để có lúc cần dùng đến.
Nguyên tắc ghi sổ kép
Khi ghi tài khoản đối ứng trong sổ kép, các bạn cần tuân thủ đúng những nguyên tắc dưới đây:
- Kế toán cần phải cập nhật đồng thời 1 thời điểm 2 dạng tài khoản kế toán trở lên trong nghiệp vụ kế toán phát sinh. Có như vậy mới tạo ra sự đồng nhất về tài khoản kế toán
- Kế toán viên phải ghi đúng và đầy đủ mối quan hệ đối ứng của nghiệp vụ kế toán. Nếu không thì rất khó tạo ra sự cân đối trong bảng kế toán, dẫn đến thiếu hụt về tiền và tài sản.
- Các tổng số tiền ghi bên nợ phải luôn luôn bằng với tổng số tiền phát sinh của bên có. Như vậy mới có thể thể hiện đầy đủ của quan hệ đối ứng tài khoản.
Trùng từ ghi sổ kép
Để việc cập nhật các quan hệ đối ứng TK, các bạn kế toán viên cần thực hiện tuân theo đúng trình tự như sau:
- Bước đầu, bộ phận kế toán cần ghi sổ kép đúng thời điểm cũng như là giá trị ghi sổ. Tùy thuộc vào tình hình mua bán cụ thể mà nghiệp vụ kế toán này được thực hiện cho tới khi khách của doanh nghiệp nhận được hàng.
- Tiếp theo, các bạn kế toán viên cần phải xác định chính xác và đầy đủ những nghiệp vụ phát sinh nào được ghi bên nợ, những nghiệp vụ nào cần ghi bên có. Nhớ ghi đầy đủ số tiền là bao nhiêu để tiện tra cứu.
- Cuối cùng, bạn cần mở đủ TK để ghi rõ các định khoản nhất định. Sự chính xác và đầy đủ trong nghiệp vụ kế toán là cực kỳ quan trọng.
Đối ứng tài khoản có tác dụng như thế nào?
Đối ứng tài khoản có những tác dụng đặc biệt quan trọng dưới đây:
- TK đối ứng thường được dùng để điều chỉnh các khoản lỗ có thể xảy đến như khấu hao hoặc giảm giá trị.
- TK đối ứng được sử dụng để khắc phục lỗi, giám sát khấu hao của tài sản.
- Loại tài khoản này còn được sử dụng để đăng ký các khoản thanh toán không thể thu.
Tầm quan trọng của tài khoản đối ứng
TK đối ứng có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Sau đây là chi tiết tầm quan trọng của loại tài khoản này:
- Theo dõi quá trình sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp cũng như là khấu hao tài sản.
- Cân đối các tài sản của doanh nghiệp, giữa thu và chi, giữa lợi nhuận và chi phí.
- Đề ra chiến lược để doanh nghiệp tổ chức ngày càng phát triển và mở rộng.
Lời kết: Như vậy là chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn một vài thông tin về tài khoản đối ứng. Nếu có gì cần giải đáp các bạn có thể inbox cho chúng tôi để được tư vấn và giúp đỡ. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.