Nhân viên tín dụng là vị trí nghề nghiệp đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các ứng viên. Tuy nhiên có nhiều người vẫn chưa nắm rõ được làm tín dụng là gì? Trong quá trình làm việc cần phải thực hiện các công việc như thế nào? Nội dung của bài viết sau đây sẽ giúp bạn có thông tin bổ ích.
Nhân viên tín dụng là gì?
Người làm tín dụng trong ngân hàng là những người đảm nhận công việc liên quan đến vấn đề tín dụng của ngân hàng đó, là người trực tiếp làm việc với khách hàng. Công việc này không hề đơn giản, mà có nhiều khó khăn, thách thức, áp lực. Tuy nhiên cũng đem lại mức thu nhập xứng đáng nếu nhân viên làm việc hiệu quả.
Tại Việt Nam các ngân hàng không ngừng đổi mới mô hình. Vì vậy nhân viên tín dụng cũng phải học tập, thay đổi để thích nghi hơn. Tuy nhiên nhìn chung nhiệm vụ chính của họ chủ yếu là theo sát các hoạt động tư vấn, quản lý khách hàng.
Hầu hết các ngân hàng hiện nay có 2 loại tín dụng là:
- Tín dụng cá nhân: Tức là hình thức ngân hàng hay các tổ chức tài chính cho cá nhân vay tiền để phục vụ các mục đích sinh hoạt như: Mua nhà, mua ô tô, đầu tư, cho con cái đi học, kinh doanh.
- Tín dụng doanh nghiệp: Đây là hình thức mà ngân hàng sẽ cho các doanh nghiệp vay tiền với mục đích kinh doanh, sản xuất như: Thanh toán công nợ cho nhân viên, đầu tư trang thiết bị, kinh doanh, bổ sung vào vốn lưu động…
Những việc mà nhân viên tín dụng thực hiện
Để có thông tin chi tiết về Credit Officer thì bạn cần phải cập nhật các công việc chi tiết mà họ sẽ phải làm. Về cơ bản thì một nhân viên tín dụng làm ở vị trí này sẽ đảm nhận các nhiệm vụ sau:
Thực hiện việc tiếp thị và tìm nguồn khách hàng
Đây là công việc đầu tiên và cơ bản nhất của nhân viên tín dụng cần thực hiện để phát triển hệ thống khách hàng và tăng doanh số. Họ sẽ phải tìm kiếm các thông tin của khách hàng mới. Đồng thời khoanh vùng khách hàng tiềm năng để tư vấn, giới thiệu về dịch vụ tín dụng của ngân hàng.
Với những khách hàng doanh nghiệp thường sẽ sử dụng dịch vụ vay vốn, còn khách hàng cá nhân sẽ là gửi tiết kiệm, vay vốn đầu tư, tiền thanh toán… Nắm bắt nhu cầu chung của các các đối tượng sẽ giúp Credit Officer làm việc hiệu quả hơn.
Làm công tác tư vấn, giới thiệu sản phẩm cho khách hàng
Sau khi đã có được danh sách khách hàng tiềm năng, nhiệm vụ tiếp theo mà người làm tín dụng phải thực hiện đó là tư vấn các dịch vụ của ngân hàng. Các thông tin quan trọng như lãi suất vay, quy trình mở thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, lãi suất gửi, bảo hiểm…
Thẩm định đối tượng khách hàng
Đây là việc làm rất quan trọng khi làm nhân viên tín dụng. Ngân hàng cũng yêu cầu kỹ năng khá cao trong khâu này. Với những khách hàng có nhu cầu về vay vốn thì nhân viên sẽ phải thẩm định dựa trên các yếu tố cụ thể như: Mức độ uy tín, khả năng tài chính, quy mô hoạt động, tình hình kinh doanh, phương án kinh doanh…
Người thực hiện sẽ phải thẩm định chi tiết, đầy đủ và lập tờ trình theo quy định của ngân hàng. Bên cạnh đó làm báo cáo để trình lên cấp trên để xem xét cho vay hay từ chối.
Lập hồ sơ cho khách hàng
Khi đã có đối tượng khách hàng cụ thể, nhân viên tín dụng sẽ phải lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp cùng các hồ sơ văn bản theo quy định. Đồng thời theo dõi, lập hồ sơ và giải ngân hàng theo yêu cầu mà khách hàng đưa ra. Những việc này cần thực hiện theo tuần tự và đúng quy định về giải ngân hàng ngân hàng.
Theo dõi tình hình sử dụng vốn vay
Sau khi khách hàng đã nhận được khoản vay, việc tiếp theo mà Credit Officer cần thực hiện đó là giám sát tình trạng sử dụng vốn của khách hàng như thế nào, quá trình trả nợ có đúng tiến độ hay không? Nếu phát hiện vấn đề bất thường thì họ phải có cách thức xác minh để làm rõ. Điều này sẽ giúp ngân hàng ngăn chặn được tỷ lệ nợ xấu.
Tất toán hợp đồng theo quy định
Khách hàng khi thực hiện trả nợ gồm gốc và lãi thì nhân viên tín dụng sẽ có trách nhiệm tất toán hợp đồng theo đúng quy định, giải chấp tài sản thế chấp và xóa bỏ đăng ký giao dịch. Nếu khách hàng trả chậm và có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, khó đòi nợ thì họ phải đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trở đúng hạn. Trường hợp khách hàng vẫn không trả nợ thì chuyển sang nhóm nợ khác hoặc khởi kiện.
Credit Officer cần có những kỹ năng gì?
Ngoài kiến thức chuyên môn thì nhân viên tín dụng cần phải có những kỹ năng cơ bản sau đây:
Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng với nhân viên tín dụng
Bởi vì nhân viên làm tín dụng sẽ phải thường xuyên giao tiếp, gặp gỡ khách hàng nên việc có kỹ năng giao tiếp là điều rất cần thiết. Điều này sẽ giúp họ có thể làm hài lòng khách hàng dù là người khó tính nhất.
Kỹ năng tin học, ngoại ngữ
Nhân viên làm tư vấn tín dụng ở ngân hàng hiện nay đều sử dụng hệ thống công nghệ thông tin để lưu trữ hồ sơ, tính toán các khoản thanh toán và truy cập vào dữ liệu của khách hàng. Đặc biệt trong một số trường hợp bạn sẽ phải là việc trên nhiều hệ thống khác nhau. Vì vậy kỹ năng tin học là yếu tố đặc biệt quan trọng.
Bên cạnh kỹ năng tin học thì ngoại ngữ cũng không thể thiếu. Điều này sẽ giúp bạn có thể làm việc với khách hàng nước ngoài, hoặc làm việc trong môi trường quốc tế. Từ đó ghi được điểm cộng và nâng cao hiệu quả công việc.
Có thể thích nghi nhanh chóng
Trong thị trường tín dụng hiện nay không đứng yên mà luôn thay đổi. Vì vậy một chuyên viên làm tín dụng bạn cần phải cập nhật thị trường thường xuyên để thu về lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Đồng thời việc nắm bắt kịp thời các xu hướng mới của thị trường cũng giúp bạn nắm bắt được tâm lý và phục vụ khách hàng tốt hơn.
Nhân viên tín dụng cần có sự cẩn thận và chi tiết
Nhân viên làm tín dụng sẽ không chỉ liên quan đến tiền bạc mà còn cả vấn đề pháp lý. Vì vậy chỉ cần một sai sót nhỏ trong con số hoặc một điểm nào đó không rõ ràng trong hợp đồng cũng sẽ dẫn đến những rắc rối lớn. Vì vậy nhân viên cần phải là người có tính tỉ mỉ, cẩn thận rất quan trọng.
Những lợi ích mà nhân viên tín dụng có được?
Làm Credit Officer luôn giữ được độ hot cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực ngân hàng. Bởi vậy mà vấn đề nhân của lĩnh vực này ngày không hề giảm sút. Sở dĩ vị trí làm tín dụng thu hút nhiều người là bởi những lợi ích sau đây:
- Mức lương cơ bản với vị trí này cao hơn so với mặt bằng chung. Trung bình lương cứng một nhân viên tín dụng sẽ nhận được là 7-10 triệu/tháng. Ngoài ra họ còn nhận được tiền lương trên hợp đồng tín dụng thành công. Nếu càng có nhiều hợp đồng thì mức lương nhận được càng lớn. Trung bình mức lương có thể từ 15 – 30 triệu/tháng.
- Bên cạnh đó chế độ đãi ngộ của các ngân hàng dành cho vị trí tín dụng rất tốt. Đặc biệt là cơ hội thăng tiến trong công việc cũng là một lợi ích mà người làm tín dụng sẽ có được.
Nhân viên làm tín dụng gặp rủi ro
Bên cạnh những lợi ích mà nhân viên có được khi làm việc ở vị trí tín dụng, thì công việc này vẫn sẽ có những rủi ro nhất định. Cụ thể như sau:
- Áp lực về công việc:
Làm tín dụng là công việc liên quan đến các con số và con người nên áp lực là điều không tránh khỏi. Đồng thời chuyên viên tư vấn cần phải hoàn thành KPI của mình, đây là điều tạo áp lực khá lớn trong công việc.
- Nguy cơ bị gặp lừa đảo tín dụng:
Bên cạnh những áp lực của công việc tín dụng thì rất có thể bạn sẽ gặp phải rủi ro về lừa đảo tín dụng. Có những khách hàng có mục đích xấu, họ sử dụng chiêu trò rất tinh vi để làm hồ sơ thế chấp giả. Đặc biệt làm giả cả thông tin báo cáo tài chính, khả năng thu nhập…để chiếm đoạt tiền. Lúc này nhân viên tư vấn tín dụng nếu không tỉnh táo và có đủ kinh nghiệm làm việc thì rất dễ phải gặp rắc rối lớn.
Nhân viên tín dụng có thu nhập ở mức bao nhiêu?
Bảng lương của các nhân viên tín dụng tại ngân hàng hiện tại trung bình từ 7 – 10 triệu/tháng. Ngoài lương cứng thì còn có thêm khoản tiền từ hợp đồng tín dụng. Số tiền này tùy thuộc vào số lượng hợp đồng mà bạn có được trong tháng đó. Nếu số hợp đồng càng lớn thì số tiền có được càng lớn. Mức lương từ cả 2 nguồn này có thể giao động từ 15 – 30 triệu/tháng.
Nhân viên tín dụng là công việc đang chiếm ưu thế trên thị trường việc làm hiện nay. Rất nhiều người lựa chọn làm công việc này bởi sở thích và những lợi ích mà nó đem lại. Nội dung bên trên đã chia sẻ đến bạn thông tin chi tiết về công việc này, hy vọng sẽ bổ ích với bạn.