Danh Sách Ngân Hàng Nhà Nước Hiện Nay Tại Việt Nam

Các ngân hàng nhà nước có điểm gì khác biệt so với ngân hàng cổ phần thương mại? Nếu bạn có thắc mắc về các ngân hàng nhà nước Việt Nam đang quản lý thì hãy xem ngay bài viết này. Tất cả những gì các bạn đang thắc mắc về những ngân hàng trực thuộc nhà nước Việt Nam cũng như chính sách, dịch vụ, ưu nhược điểm… đều sẽ được tổng hợp ngay bên dưới đây.

Các ngân hàng nhà nước Việt Nam đang quản lý
Các ngân hàng nhà nước Việt Nam đang quản lý

Ngân hàng nhà nước là gì?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ Việt Nam. Với vai trò ngân hàng trung ương của nước Việt Nam. Nó có chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối. Ngoài ra còn thực hiện chức năng về phát hành tiền ngân hàng của các tổ chức tín dụng. Cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. 

Ngân hàng nhà nước có các loại nào?

Các ngân hàng nhà nước tuy lớn mạnh hơn những ngân hàng thương mại. Tuy nhiên do phải gánh vác trách nhiệm kinh tế của cả một đất nước, nên cũng cần phân chia ra nhiều loại để đảm đương hết sứ mệnh. Hiện nay hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam được chia làm 3 loại chính.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ Việt Nam

Ngân hàng thương mại Quốc doanh

Đây là các ngân hàng được hình thành dựa trên 100% nguồn vốn từ kho bạc nhà nước. Nhiệm vụ của ngân hàng nhà nước quốc doanh là nâng cao hội nhập kinh tế và thu hút nguồn vốn. Bằng các hoạt động như: Phát hành trái phiếu, cổ phần của ngân hàng để vận động kêu gọi dòng tiền của các nhà đầu tư.

Ngân hàng chính sách

Ngân hàng Chính sách, gọi đầy đủ là Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội. Tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Bank for Social Policies, viết tắt: VBSP). Đây là một tổ chức tín dụng thuộc Chính phủ Việt Nam, được thành lập để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Ngân hàng TMCP sở hữu vốn nhà nước hơn 50%

Đây cũng là loại ngân hàng có vốn đầu tư nhà nước và sở hữu hơn 50% cổ phần có nguồn vốn từ kho bạc. Ngân hàng này thường được lập lên bởi cá nhân hoặc nhiều cổ đông khác nhau và lợi nhuận của những người này hưởng theo số cổ phần có trong ngân hàng.

Ngân hàng TMCP sở hữu vốn nhà nước hơn 50%
Ngân hàng TMCP sở hữu vốn nhà nước hơn 50%

Danh sách ngân hàng trực thuộc nhà nước Việt Nam

Hiện nay nhằm đảm bảo lợi ích và cuộc sống no đủ cho người dân. Nhà nước Việt Nam đã thành lập rất nhiều ngân hàng trực thuộc hệ thống. Để tiện cho bạn đọc tìm hiểu xem ngân hàng nhà nước Việt Nam là những ngân hàng nào. Chúng tôi xin được liệt kê danh sách đầy đủ như sau.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)

  • Trụ sở chính của Agribank được đặt tại địa chỉ: Tòa nhà Agribank, số 2 Láng Hạ, Hà Nội.

Agribank hay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53-HĐBT 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). 

Trải qua 33 năm xây dựng và phát triển, Agribank luôn khẳng định vị thế, vai trò của một trong những Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam. Luôn tiên phong thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng. 

Luôn đồng hành cùng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Có những đóng góp rất tích cực thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội.

Agribank luôn khẳng định vị thế, vai trò của một trong những Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam
Agribank luôn khẳng định vị thế, vai trò của một trong những Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam

Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank)

  • Trụ sở chính: 109 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (Global Petro Commercial Joint Stock Bank) tên viết tắt là GPBank. Một trong những ngân hàng được thành lập từ năm 1992. Sau đó chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng TMCP sang ngân hàng Thương mại TNHH từ ngày 07/07/1992 với 100% vốn nhà nước.

Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CB Bank)

  • Có hội sở đặt tại: 145-147-149 Hùng Vương, P.2, TP Tân An, Long An.

Ngân hàng Thương mại Một Thành Viên Xây dựng Việt Nam CB Bank được chuyển đổi mô hình từ Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam. Theo quyết định số 250/QĐ-NHNN ngày 05/03/2015 của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên Xây dựng Việt Nam là ngân hàng thương mại đa chức năng tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2013, vốn điều lệ của Ngân hàng là 7.500 tỷ đồng.

Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Oceanbank)

  • Địa chỉ: 360 P. Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

Năm 2007 Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương Oceanbank khởi nguồn từ Ngân hàng Nông thôn Hải Hưng sau đó đổi tên thành tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương. 

Khi đó có các cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (nắm 20% cổ phần), Tập đoàn Đại Dương (20% cổ phần), Công ty TNHH VNT (20% cổ phần),…Tới cuối năm 2013 OceanBank đã trở thành nhà băng có vốn tới 4.000 tỷ đồng. Ngày nay đã nâng cấp nguồn vốn điều lệ lên 5.350 tỷ.

Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Ocean Bank)
Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Ocean Bank)

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)

  • Trụ sở chính tại: 25A phố Cát Linh, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội.

VDB – Ngân hàng Phát triển Việt Nam (tên giao dịch: Vietnam Development Bank, là tổ chức tín dụng thuộc Chính phủ Việt Nam. Được thành lập ngày 19 tháng 5 năm 2006 theo Quyết định 108/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 8 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ra nghị định số 50/1999/NĐ-CP thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển. Nhằm mục đích huy động vốn trung và dài hạn. Cũng như tiếp cận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển. Để từ đó thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước. Quỹ này có số vốn 3.000 tỷ đồng, không hoạt động vì mục đích lợi nhuận.

Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP)

  • Trụ sở chính: 169 Linh Đường, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam.

Ngân hàng Chính sách xã hội (tên giao dịch: Vietnam Bank for Social Policies) viết tắt là VBSP. Cũng là một trong những tổ chức tín dụng có uy tín thuộc Chính phủ Việt Nam. Mục đích thành lập ban đầu là để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Danh sách Ngân hàng TMCP nhà nước chiếm trên 50% 

Ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước chiếm trên 50%. Là những ngân hàng được thành lập từ nguồn vốn có hơn một nửa là của nhà nước. Phần còn lại là do các doanh nghiệp chung tay đầu tư. Cùng điểm qua những ngân hàng này qua danh sách dưới đây.

BIDV

  • Địa chỉ: Tháp BIDV, số 194 Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam với tên gọi tắt: “BIDV”. Hiện đang  là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo quy mô tài sản năm 2019 và là doanh nghiệp đứng thứ 10 trong danh sách 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất năm 2018.

Vietinbank

  • Trụ sở chính: số 108 phố Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Ngân hàng Vietinbank, ten giao dịch: IncomBank.Thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 

IncomBank đổi tên thành Vietinbank vào năm 2008. Hiện nay, VietinBank có 1 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm. Với mạng lưới hoạt động trải rộng trên toàn quốc.

Vietcombank

  • Địa điểm trụ sở mới của Vietcombank: số 11 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Ngày 01/04/1963, Vietcombank chính thức khai trương hoạt động theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 của Hội đồng Chính. Vào giai đoạn 1963 – 1975, trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ. 

Vietcombank đã thể hiện vai trò trụ cột, đảm đương thành công nhiệm vụ lịch sử lớn lao. Với vai trò là một ngân hàng thương mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam.

Vietcombank đã thể hiện vai trò một trong các ngân hàng nhà nước trụ cột, đảm đương thành công nhiệm vụ
Vietcombank đã thể hiện vai trò một trong các ngân hàng nhà nước trụ cột, đảm đương thành công nhiệm vụ

Sản phẩm dịch vụ các ngân hàng nhà nước cung cấp

Các ngân hàng nhà nước của Việt Nam luôn không ngừng phát triển cả về quy mô hoạt động lẫn chất lượng dịch vụ. Nhờ thế danh tiếng vang xa chiếm trọn niềm tin của mọi khách hàng. 

Những dịch vụ mà ngân hàng nhà nước Việt Nam đang cung cấp, được khách hàng tin yêu do nhiều ưu điểm. Tuy nhiên chúng cũng có một số nhược điểm nhất định.

Ưu điểm

Những ưu điểm từ dịch vụ của các ngân hàng nhà nước:

  • Đem đến một giải pháp đảm bảo an toàn cho của cải người dân.
  • Các khoản vay luôn có sẵn.
  • Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
  • Cực kỳ tiện dụng với quy mô mạng lưới rộng khắp.
  • Giúp phát triển kinh tế cho khu vực nông thôn.
  • Giúp khách hàng giao dịch phạm vi toàn cầu.

Nhược điểm 

Trái với vô vàn ưu điểm, số lượng nhược điểm của các ngân hàng nhà nước chỉ có:

  • Khả năng gặp rủi ro tập thể khi ngân hàng phá sản.
  • Ngân hàng nhà nước hay là mục tiêu để tin tặc nước ngoài tấn công.
  • Khách hàng cá nhân dễ dính phải rủi ro nợ xấu.
  • Các quy tắc, thủ tục và hồ sơ khắt khe hơn các ngân hàng tư nhân.

Các hình thức sản phẩm

Các ngân hàng nhà nước sở hữu vai trò thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối. Nó hỗ trợ thực hiện chức năng của một Ngân hàng trung ương. Trong việc phát hành tiền, in tiền, cung cấp vốn vay, và là nơi để người dân gửi tiền tiết kiệm.

Một số câu hỏi thường gặp

Ngân hàng nhà nước Việt Nam là một phạm trù vô cùng rộng lớn. Nên sẽ chẳng có gì lạ khi mỗi ngày nó đều được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Sau đây sẽ là một số câu hỏi phổ biến nhằm giải đáp phần nào thắc mắc của bạn đọc.

Phí dịch vụ các ngân hàng nhà nước có cao không?

Đối với thông báo biến động số dư qua tin nhắn SMS, đa số ngân hàng vẫn duy trì thu phí. Do còn phải chi trả cho phía nhà mạng viễn thông. 

Đây cũng là dịch vụ có mức chênh lệch phí nhiều nhất, có nơi lên đến trên 70.000 đồng/tháng. Nhưng nhìn chung thì phổ biến thì từ 11.000-15.000 đồng/tháng. Mức phí này được cho là không quá đắt so với những lợi ích có thể nhận được.

Cần những điều kiện gì để có thẻ vay vốn ưu đãi ở các ngân hàng nhà nước Việt Nam?

Nếu muốn làm thủ tục vay vốn tại các ngân hàng nhà nước, người đi vay cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Có giấy đề nghị vay vốn kiêm hợp đồng tín dụng (đã điền đủ theo mẫu của ngân hàng). 
  • Xuất trình bản photo CMND/CCCD/Hộ chiếu và bản photo hợp đồng lao động/Quyết định biên chế (hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương…).
  • Các giấy chứng từ chứng minh thu nhập (Sao kê tài khoản lương, bảng lương hoặc những giấy tờ khác tùy theo từng gói vay cụ thể,…).
  • Đối tượng làm thẻ vay vốn không được dính nợ xấu.

Lãi suất ở các ngân hàng nhà nước cao hơn hay thấp hơn các ngân hàng tư nhân?

Thường thì tiền gửi ở ngân hàng tư nhân sẽ cao hơn ngân hàng nhà nước do tỷ giá thường xuyên biến động. Tuy nhiên nhiều người vẫn ưa chọn gửi tiền ở ngân hàng nhà nước do mức độ an toàn cao hơn.

Ngân hàng tư nhân có chịu sự quản lý của nhà nước không?

Dựa vào điều 183 luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân được hiểu như sau: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. 

Đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp do cá nhân đó quản lý, miễn là không vi phạm pháp luật. Từ đó có thể khẳng định ngân hàng tư nhân không chịu sự quản lý của nhà nước. Trừ trường hợp hoạt động của ngân hàng tư nhân vi phạm pháp luật của nhà nước Việt Nam.

Trên đây là mọi thông tin giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về các ngân hàng nhà nước. Có thể thấy rõ rằng so với các ngân hàng tư nhân, ngân hàng nhà nước tuy có lãi suất thấp hơn nhưng luôn đáng tin hơn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.