Hệ số tương quan là cụm từ thường gặp trong lĩnh vực tài chính. Vậy hệ số tương quan là gì và chúng có ý nghĩa như thế nào trong thực tế? Hãy cùng bài viết tìm hiểu các thông tin liên quan về chúng dưới đây nhé.
Khái niệm hệ số tương quan
Hệ số tương quan (tên tiếng anh là Correlation coefficient) là một thước đo thống kê về độ mạnh yếu tuyến tính của mối quan hệ chuyển động tương đối giữa hai biến.
Hệ số tương quan chỉ nhận các giá trị trong khoảng từ -1,0 đến +1,0 và nếu bất kỳ giá trị nào nằm ngoài khoảng trên thì đều bị coi là tính toán sai hoặc đã có lỗi.
- Nếu hệ số tương quan có giá trị âm và lớn hơn -1 thì mối quan hệ là nghịch biến. Khi hệ số tương quan bằng -1 thì hai biến là nghịch biến tuyệt đối.
- Nếu hệ số tương quan có giá trị dương và nhỏ hơn 1 thì mối quan hệ là đồng biến. Khi hệ số tương quan là bằng +1 thì hai biến là đồng biến tuyệt đối.
- Nếu có giá trị bằng 0 thì hai biến được xem là không có bất kỳ mối liên hệ nào với nhau.
Các loại hệ số tương quan
Hiện nay có nhiều loại hệ số tương quan như tương quan nội kính (ICC – Intraclass correlation), tương quan Kendall tau, tương quan Gamma Goodman, Kruskal Hệ số tương quan đa sắc,…
Nhưng loại hệ số tương quan phổ biến nhất là hệ số tương quan Pearson (có ký hiệu là R). Đây là hệ số giúp chỉ ra độ mạnh yếu cũng như hướng của quan hệ tuyến tính giữa hai biến.
Ý nghĩa của hệ số tương quan là gì?
Vậy hệ số tương quan có ý nghĩa như thế nào khi ứng dụng chúng trong thực tế? Bạn hãy tham khảo một số vai trò quan trọng của hệ số tương quan dưới đây như là:
- Dựa vào hệ số này giúp phân tích hiệu quả trong việc đánh giá hiệu suất hay giao dịch định lượng của các nhà đầu tư.
- Dễ dàng biết được xu hướng thay đổi của tài sản nếu có bất kỳ yếu tố bên ngoài nào tác động đến.
- Giúp xây dựng kế hoạch để bảo đảm tài sản của mình tránh gặp rủi ro tài chính một cách hiệu quả.
- Các nhà phân tích sẽ đánh giá nếu giá trị nhỏ hơn 0,8 có thể không cần chú ý nhưng trường hợp hệ số này từ 0,9 trở lên thì có thể đánh giá được mối quan hệ chặt chẽ giữa các biến cần tìm.
Công thức tính hệ số tương quan phổ biến nhất – tương quan Pearson
Như chúng ta đã biết Hệ số tương quan Pearson sẽ cho biết độ mạnh cùng với hướng của mối quan hệ giữa hai biến và ta có thể được tính được chúng bằng những công thức sau:
Công thức tính hệ số tương quan Pearson 1:
Trong đó:
- Rxy: Hệ số tương quan cần tìm thể hiện mối liên hệ giữa hai biến X và Y
- Xi và Yi: Lần lượt là các giá trị của biến X và biến Y
- N: số giá trị của biến X và biến Y
- X và Y: Lần lượt là các giá trị trung bình của biến X và biến Y
Công thức tính hệ số tương quan Pearson 2:
Trong đó:
- ρxy: Hệ số tương quan cần tìm biểu diễn mối liên hệ giữa biến x và biến y
- Cov(x, y): Hiệp phương sai của biến x và biến y
- σx: Độ lệch chuẩn đối với biến x
- σy: Độ lệch chuẩn đối với biến y
Với độ lệch thể hiện mức độ phân tán dữ liệu so với mức trung bình và hiệp phương sai thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến cần tìm.
Điều kiện giúp hệ số tương quan Pearson tồn tại ý nghĩa là gì?
Không phải bất kỳ giá trị nào của hệ số tương quan được tính ra cũng có ý nghĩa. Bởi hệ số tương quan Pearson (r) sẽ chỉ nhận các giá trị từ -1 đến +1 nên điều kiện để tương quan có ý nghĩa là giá trị sig phải <0.05 và:
- Nếu trường hợp r < 0 thì cho ta biết một sự tương quan nghịch biến giữa hai biến đang tìm nghĩa là nếu giá trị của biến này tăng thì sẽ làm cho giá trị của biến kia giảm.
- Nếu trường hợp r=0 thì cho thấy rằng không có bất kỳ sự tương quan nào diễn ra ở hai biến và hai biến này độc lập với nhau.
- Nếu trường hợp r > 0 thì cho ta biết một sự tương quan thuận chiều giữa hai biến đang tìm nghĩa là nếu giá trị của biến này tăng thì sẽ làm cho giá trị của biến kia tăng theo và ngược lại.
Hệ số tương quan được ứng dụng trong tài chính thế nào?
Để giúp bạn hình dung được hệ số tương quan được sử dụng như thế nào thì bạn có thể tham khảo một số ứng dụng của hệ số tương quan trong tài chính được bài viết tổng hợp dưới đây:
- Ví dụ 1:
Một hệ số tương quan có thể xác định được mức độ tương quan giữa giá dầu thô và giá cổ phiếu của một công ty sản xuất dầu và nếu ta thấy các công ty dầu mỏ kiếm được lợi nhuận lớn hơn khi giá dầu tăng thì hai biến này có mối tương quan thuận chiều nhau.
- Ví dụ 2:
Một hệ số tương quan có thể xác định mức độ hiệu quả của một quỹ với các tài sản/ quỹ khác bằng cách thêm một quỹ có mức độ tương quan nghịch vào danh mục đầu tư hiện có thì nhà đầu tư sẽ đạt được lợi ích đa dạng hóa và giảm rủi ro biến động của thị trường.
- Ví dụ 3:
Một hệ số tương quan cho phép các nhà đầu tư xác định khi nào sự tương quan giữa hai biến thay đổi như thường thì cổ phiếu ngân hàng có mối tương quan tích cực với lãi suất và:
- Nếu giá cổ phiếu giảm trong khi lãi suất tăng thì có thể đặt ra nghi vấn gì đó.
- Nếu giá cổ phiếu trong ngành cũng tăng thì có thể kết luận rằng cổ phiếu giảm không phải do lãi suất mà có thể do ngân hàng hoạt động kém hoặc có vấn đề nội bộ.
Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết và tổng quan về hệ số tương quan nhằm hỗ trợ bạn trả lời cho câu hỏi hệ số tương quan là gì một cách chính xác nhất. Mong rằng từ những thông tin này sẽ giúp bạn có được thêm nhiều kiến thức mới hơn và ứng dụng được chúng khi cần thiết nhé.