SCM là gì? Là một trong những cụm từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2022. Nhất là những ai đang hoạt động trong lĩnh vực hoạt động sản xuất hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Vậy nó là gì? Ý nghĩa và tầm quan trọng của SCM với doanh nghiệp như thế nào, hãy tham khảo nội dung dưới đây để tìm được câu trả lời chính xác nhất nhé.
SCM là gì?
SCM là gì không phải ai cũng hiểu rõ, SCM được viết tắt từ “Supply Chain Management” trong tiếng anh và được viết tắt SCM. Có nghĩa là quản lý chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng là tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và hệ thống tài nguyên liên quan đến việc chuyển sản phẩm. Hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất sang người tiêu dùng.
Quản lý chuỗi cung ứng có thể hiểu là việc quản lý dòng hàng hóa và dịch vụ, bao gồm tất cả các quy trình từ nguyên liệu thô đến sản phẩm cuối cùng. SCM tập trung vào việc hợp lý hóa hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ kinh doanh. Để tối đa hóa giá trị cho khách hàng và đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
SCM nhằm thể hiện sự nỗ lực của các nhà cung ứng, để triển khai và phát triển chuỗi cung ứng tiết kiệm và hiệu quả cao.
Cấu trúc của SCM
Cấu trúc của hệ thống chuỗi quản lý ứng dụng SCM bao gồm 3 yếu tố tối thiểu như:
- Nhà sản xuất/Nhà cung ứng: Các sản phẩm/dịch vụ mà một công ty bán ra là những yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nhà cung cấp có thể hiểu là người trực tiếp cung cấp nguyên vật liệu (nguyên vật liệu, chi tiết sản phẩm, bán thành phẩm…).
- Đơn vị sản xuất: Nơi sử dụng nguyên liệu đầu vào và áp dụng quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
- Người tiêu dùng: Là những người sử dụng sản phẩm của nhà sản xuất bán ra, mà doanh nghiệp đã hướng đến.
Ý nghĩa hoạt động quản lý chuỗi cung ứng
Về cơ bản, chuỗi quản lý ứng dụng SCM sẽ cung cấp giải pháp cho mọi hoạt động đầu vào của một doanh nghiệp. Từ đơn đặt hàng của nhà cung cấp đến giải pháp an ninh kho hàng của doanh nghiệp.
Trong hoạt động quản lý cung ứng, SCM sẽ cung cấp giải pháp cho nhà cung cấp và công ty sản xuất, để làm việc trong môi trường hợp tác cùng phát triển. Giúp cho các bên tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh, trong quá trình cung cấp sản phẩm và dịch vụ.
SCM tích hợp nhiều hệ thống để cung cấp và phát triển môi trường kinh doanh trong thế giới thực cho phép công ty của bạn. Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng và nhà cung cấp về mua, bán và chia sẻ thông tin.
Tầm quan trọng của SCM với doanh nghiệp
Thị trường cung ứng cạnh tranh ngày càng lớn, kém với đó giá nguyên vật liệu ngày càng cao do sử ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, lẫn các xung đột quân sự trên thế giới. Bởi vậy, chuỗi cung ứng SCM có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp.
Việc quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm được lợi thế cạnh tranh cao. Tầm quan trọng của SCM với doanh nghiệp có thể kể đến như:
- Giảm 25-50% chi phí chuỗi cung ứng SCM
- Giảm giá hàng tồn kho 25-60%
- Tăng độ chính xác dự báo sản xuất từ 25% lên 80%
- Thời gian đặt hàng nhanh hơn 30-50%
- Gia tăng lợi nhuận sau thuế lên đến 20%
- Giảm các yếu tố biến phí, định phí và tăng các chỉ số lợi nhuận gộp, tỷ lệ lãi suất hòa vốn thấp,…
Thành phần cơ bản của SCM
Chuỗi cung ứng SCM bao gồm 5 thành phần cơ bản, mỗi thành phần đóng 1 chức năng khác nhau trong SCM:
- Sản xuất (Làm gì, như thế nào, khi nào): Đây là khả năng tạo và lưu trữ sản phẩm của chuỗi cung ứng. Các nhà quản lý cần cân bằng giữa khả năng đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với năng suất kinh doanh. Các câu hỏi chính là thị trường cần gì, sản xuất bao nhiêu và khi nào sản xuất.
- Vận chuyển (khi nào, như thế nào): Đây là một phần quan trọng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời và đảm bảo sản xuất kịp thời. Hiện nay, hiện có 6 phương tiện vận chuyển cơ bản là đường biển, đường sắt, đường bộ, đường hàng không, dạng điện tử và đường ống.
- Tồn kho (Chi phí sản xuất và lưu trữ): Yếu tố hàng tồn kho ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Hàng tồn kho thấp đồng nghĩa với việc một doanh nghiệp có thể tiêu thụ gần như tối ưu lượng sản phẩm mà mình sản xuất ra. Điều này phản ánh năng suất và lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Định vị (Nơi nào tốt nhất để làm cái gì): Nó xác định nơi có thể thu được nguyên liệu thô để sản xuất và nơi tiêu thụ chúng đắt nhất. Định vị tốt sẽ giúp quá trình sản xuất diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.
- Thông tin (Cơ sở để ra quyết định): Thông tin là “chất dinh dưỡng” chính của hệ thống quản lý cung ứng SCM. Nếu thông tin chính xác, hệ thống SCM sẽ đưa ra kết quả chính xác.
Ngược lại, nếu thông tin không chính xác, hệ thống quản lý chuỗi cung ứng SCM sẽ không thể hoạt động. Vì vậy, nhà quản lý cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng thu thập càng nhiều thông tin cần thiết càng tốt.
Làm thế nào xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả?
Việc quản lý chuỗi cung ứng SCM đúng cách sẽ là một yếu tố rất quan trọng nhằm đảm bảo hiệu quả vận hành, cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm tốt nhất. Bởi vậy để xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả, cần thực hiện 7 nguyên tắc sau:
- Phân khúc các khách hàng dựa trên nhu cầu sử dụng sản phẩm.
- Mạng lưới Logistics được cá nhân hóa.
- Cần lắng nghe các tín hiệu từ thị trường.
- Tạo nên sự khác biệt trên sản phẩm giúp đến gần hơn với khách hàng.
- Tìm kiếm và quản lý tài nguyên hiệu quả.
- Phát triển ứng dụng công nghệ xuyên suốt chuỗi cung ứng.
- Xây dựng và áp dụng hệ thống đo lường hiệu quả trên nhiều kênh.
- Kế hoạch cần lập ra rõ ràng, có thể tuân theo các công thức như đặt mục tiêu SMART, mục tiêu dựa vào dự báo, biểu đồ Gantt chart,…
Vừa rồi, là toàn bộ những thông tin về SCM là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Qua đó để hướng tới tương lai, chúng ta cần có định hướng rõ ràng trên con đường quản lý chuỗi cung ứng SCM. Cũng như, không ngừng hoàn thiện bản thân thông qua việc kết hợp giữa việc học đại học, kỹ năng phần mềm và kỹ năng chuyên môn của trung tâm đào tạo quản lý chuỗi cung ứng.