Cho vay ngang hàng là hình thức vay tiền dựa trên nền tảng công nghệ số. Phương thức vay tiền này khá phổ biến hiện nay nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về lợi ích, rủi ro mà nó đem lại. Để có thông tin chi tiết các bạn hãy theo dõi ngay nội dung sau đây.
Khái niệm vay ngang hàng là gì?
Vay ngang hàng hay còn gọi là Peer to Peer Lending được viết tắt là P2P Lending. Đây là một mô hình cho vay tiền nhanh dựa trên nền tảng công nghệ số, tại đây người đi vay và người cho vay sẽ có sự kết nối với nhau mà không thông qua tổ chức các công ty tài chính cho vay tín chấp hay ngân hàng truyền thống nào. Để hiểu rõ chi tiết các bạn hãy tham khảo thông tin ở những nội dung tiếp theo.
Những lợi ích của hình thức cho vay ngang hàng
Vay ngân hàng đem đến một số lợi ích đối với người vay và người cho cho vay ngang hàng. Cụ thể như sau:
Lợi ích đối với người vay
Thông qua hình thức này, những người không tiếp cận được phương thức vay tiền truyền thống sẽ tìm được nguồn cung ứng hợp lý bởi những lợi ích sau đây:
- Mức lãi suất của P2P Lending thấp hơn từ 1,5%-2%/tháng.
- Có nhiều gói vay linh hoạt để khách hàng lựa chọn như vay ngắn hàng, dài hạn, trả góp, vay theo lương.
- Hồ sơ, thủ tục vay tiền không phức tạp, không cần thế chấp giấy tờ tùy thân.
- Thời gian giải ngân được thực hiện nhanh chóng từ 24-48 giờ sau khi được cấp hạn mức.
Lợi ích về phía người cho vay
Hình thức cho vay ngang hàng khắc phục được nhiều nhược điểm mà các kênh đầu tư truyền thống còn tồn tại. Từ đó đem đến một số lợi ích cho nhà đầu tư bao gồm:
- Đa dạng hóa các danh mục đầu tư: Hình thức vay ngang hàng tạo nên một sân chơi mới, giúp mọi người có thể tham gia một cách tiết kiệm và thông minh chỉ từ 1 triệu. Có chiến lược đúng đắn việc thì việc sinh lời là hoàn toàn có thể xảy ra.
- Có lợi tức hấp dẫn: Mức lợi tức mà phía cho vay ngang hàng có thể dao động từ 15%/năm đến 20%/năm. Mức lãi này tương đương với lợi nhuận kỳ vòng mà các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán kỳ vọng. Đặc biệt là cao hơn 2-3 lần so với lãi suất của ngân hàng hiện nay.
Lợi ích đối với quốc gia
Ngoài những lợi ích mà hình thức cho vay ngang hàng đem lại cho bên vay và bên cho vay thì hình thức này còn đem đến nhiều lợi ích cho đất nước. Bao gồm:
- Khi được quản lý tốt hoạt động P2P Lending sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển tài chính toàn diện. Đặc biệt ở các địa bàn mà hệ thống tài chính chưa phát triển khách hàng sẽ tiếp cận dịch vụ tài chính với chi phí thấp, dễ dàng.
- Bên cạnh đó hình thức cho vay ngang hàng còn có tiềm năng phát triển rất lớn. Hỗ trợ các hộ kinh doanh và tổ chức có thể tiếp cận tài chính, từ đó góp phần giúp quốc gia trong việc tạo đà tăng trưởng nền kinh tế.
- Dịch vụ P2P Lending đã thu hút nhiều công ty khởi nghiệp trong thời gian qua. Đây là cơ hội để gia tăng việc làm của lĩnh vực này trong tương lai rất cao. Mang lại khả quan cả về thu nhập và giá trị tinh thần, kiến thức cho mọi người.
Những rủi ro trong hoạt động P2P Lending
Mặc dù hình thức cho vay ngang hàng đang có bước phát triển mạnh mẽ và đem đến nhiều lợi ích nổi bật. Tuy nhiên đến hiện tại Việt Nam vẫn chưa có quy định pháp luật cụ thể để có một khuôn khổ quản lý vay ngang hàng. Điều này đã nảy sinh một số rủi ro nhất định.
Còn các lỗ hổng trong quyền lợi và lợi ích của các bên
Cho vay ngang hàng vẫn còn một số lỗ hổng về quyền lợi của bên cho vay, bên vay như sau:
- Phía nhà đầu tư cho vay ngang hàng có nguy cơ mất tiền trong trường hợp người đi vay không thể trả nợ và gặp phải nền tảng không thiết lập quỹ dự phòng.
- Từ phía người đi vay nếu không tìm hiểu kỹ càng về các điều khoản, lãi suất, thời gian vay, điều kiện và thông tin của bên cung cấp dịch vụ sẽ dễ gặp lừa đảo. Việc này dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng về vấn đề tài chính.
P2P Lending trở thành công cụ của kẻ xấu lợi dụng
Hiện nay một số công ty cho vay ngang hàng không kiểm soát được nguồn gốc số tiền cho vay. Điều này dễ dẫn đến việc các tổ chức, cá nhân lợi dụng để thực hiện các hành vi bất chính như rửa tiền, trốn thuế, đa cấp…
Không tạo nên sự đồng bộ với cơ sở dữ liệu của đất nước
Do dữ liệu về người tham gia P2P Lending đều được quản lý và lưu trữ trên hệ thống của công ty. Vậy nên trong trường hợp nền tảng bị đánh sập, kẻ xấu xóa dữ liệu có thể dẫn đến thông tin giao dịch của các bên bị mất. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh tài chính ngân hàng trong nước.
Việc phát triển và mở rộng thị trường gặp khó khăn
Việc thiếu khuôn khổ pháp lý đầy đủ sẽ dẫn đến những hạn chế khả năng hợp tác giữa công ty cho vay và ngân hàng, tổ chức tài chính. Bên cạnh đó còn gây khó khăn trong việc đưa mô hình lên các kho ứng dụng phổ biến.
Những bài học kinh nghiệm khi triển khai P2P Lending
Thế giới đã áp dụng hình thức P2P Lending từ khá sớm. Vì vậy có thể rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích như sau:
“Vết xe đổ” và hệ lụy về sau của cho vay ngang hàng
Năm 2007, tại Trung Quốc hình thức vay ngang hàng có sự tăng trưởng cực nhanh và quy mô lớn.
Các nhà cung cấp dịch vụ P2P Lending bùng nổ nhanh chóng, có thời điểm lên đến 5000 công ty và chủ yếu ở các khu vực phát triển kinh tế của Trung Quốc. Cuối năm 2011, số lượng công ty tăng thêm 214 và liên tục tăng trưởng. Khối lượng giao dịch lớn nhất lên đến con số xấp xỉ 459 tỷ USD.
Phát triển mạnh là vậy nhưng trước năm 2016 do không có cơ chế kiểm soát rõ ràng từ chính phủ nên hình thức vay ngang hàng đã dẫn đến nhiều hiện tượng biến tướng xấu. Trong 6000 công ty đang hoạt động thì có trên 2000 công ty chỉ hoạt động ảo cùng nhiều dấu hiệu lừa đảo.
Nam 2018, khi chính phủ tăng cường kiểm soát đã khiến nhiều công ty ảo phải đóng cửa. Đến tháng 2 chỉ còn khoảng 2000 công ty tồn tại trong lĩnh vực. Đến hiện tại thì không còn nền tảng nào hoạt động.
Có thể thấy sự ra đời của hình thức vay ngang hàng đem đến nhiều lợi ích nên nhiều người lựa chọn đầu tư và sử dụng. Tuy nhiên việc thiếu sự quản lý của chính phủ đã đến đến nhiều hệ lụy. Đây là bài học lớn cho những quốc gia trên thế giới.
Có nước đi chiến lược – có thành quả
Tại Malaysia năm 2016, Ủy ban chứng khoán quốc gia đã ban hành các quy định và luật hóa cho mô hình vay ngang hàng. Các công ty P2P Lending cần phải được SC chấp thuận thì mới được hoạt động. Đặc biệt chỉ được phép phục vụ các đối tượng là doanh nghiệp, không dành cho cá nhân có mục đích tài chính cá nhân.
Tại Malaysia không có quy định về giới hạn số tiền mà doanh nghiệp có thể huy động qua hình thức cho vay ngang hàng. Tuy nhiên chỉ được giải ngân khi huy động được trên 80% số vốn họ mong muốn. Với các nhà đầu tư, SC khuyến cáo số tiền đầu tư nên ở mức tối đa 50.000 ringgit để hạn chế tối đa rủi ro.
Khái quát tình hình P2P Lending tại Việt Nam
Ở nước ta, công ty hoạt động theo mô hình P2P Lending bắt đầu xuất hiện từ năm 2016. Ngay sau đó có nhiều công ty khác đi vào hoạt động. Thời điểm đó quy mô thị trường vay ngang hàng của Việt Nam khá nhỏ so với các nước khác. Tuy nhiên lại có tiềm năng thích hợp cho sự phát triển của mô hình này bởi sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, internet, thiết bị di động…
Theo thống kê từ ngân hàng, Việt Nam có khoảng 100 công ty P2P Lending đang hoạt động. Thế nhưng thực tế số lượng này có thể nhiều hơn và rất khó đo lường một cách chính xác. Bởi vì các cơ quan quản lý chưa tổ chức thống kê chính thức các thông tin liên quan đến doanh nghiệp triển khai hoạt động vay ngang hàng.
Hướng xây dựng cơ chế hoạt động P2P Lending tại Việt Nam
Để xây dựng được cơ chế hoạt động của hình thức cho vay ngang hàng tại Việt Nam, trước tiên cần dựa vào những tiêu chí sau đây:
Môi trường cho vay
Hiện tại chính phủ luôn khuyến khích sự thay đổi, sáng tạo từ những cải tiến của công nghệ số hóa. Tuy nhiên việc này phải song song đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia, giữ vững an ninh trật tự.
Vì vậy Thủ tướng đã phê duyệt đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Từ đó ngân hàng nhà nước có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng cơ chế thí điểm về quản lý hoạt động cho vay ngang hàng.
Có cơ chế quản lý cụ thể
Ngân hàng Việt Nam đã đưa ra công bố việc lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động P2P Lending và công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng.
Mục tiêu tương lai
Hiện nay cho vay ngang hàng đang được đánh giá rất cao tại Việt Nam. Song song với sự phát triển này cần phải khuyến khích các hoạt động P2P Lending an toàn và trở thành kênh cung ứng vốn hiệu quả cho khách hàng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một số định hướng cốt lõi là:
- Xác định được P2P Lending là gì một cách chính xác.
- Đưa ra tiêu chuẩn của các công ty cung cấp dịch vụ vay ngang hàng.
- Có cơ chế giám sát và kiểm tra hoạt động theo kế hoạch.
- Đưa ra những quy định từ phía nhà đầu tư.
- Tích cực nâng cấp hạ tầng CNTT quốc gia.
Có thể thấy cho vay ngang hàng hiện tại là dịch vụ rất nổi bật trong lĩnh vực tài chính. Việc hiểu rõ lợi ích, rủi ro của hình thức này sẽ đem đến hiệu quả trong việc sử dụng của các đối tượng. Hy vọng những chia sẻ bên trên bổ ích với bạn.