Đối với trong kinh doanh thì lợi nhuận là một tiêu chí rất quan trọng để đánh giá sự hoạt động của một doanh nghiệp, thậm chí còn là mục tiêu phát triển của doanh nghiệp đó. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn công thức và cách tính lợi nhuận sau cho nhanh chóng và chính xác nhất nhé.
Lợi nhuận là gì?
Lợi nhuận (Profit) là một khoản tiền mà doanh nghiệp thu về được khi tham gia vào một hoạt động sản xuất hoặc mua bán hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Có rất nhiều loại lợi nhuận như lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế, thu nhập ròng…, với mỗi loại sẽ có ý nghĩa và phản ánh tình hình chi phí khác nhau.
Chỉ số lợi nhuận giúp chủ doanh nghiệp phát hiện ra những tồn tại cần khắc phục và giúp nhà đầu tư nhìn nhận một cách khách quan về tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như hoạt động tài chính để có những hành động phù hợp.
Công thức cách tính lợi nhuận các loại
Bạn đã biết có nhiều loại lợi nhuận như đã kể ở trên thì tương ứng với từng loại lợi nhuận thì chúng ta có các công thức cách tính lợi nhuận khác nhau để cho ra kết quả với ý nghĩa khác nhau cụ thể là:
Công thức tính lợi nhuận gộp:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Trong đó:
- Lợi nhuận gộp: Phần công ty kiếm được sau khi trừ chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ của công ty.
- Doanh thu: Số tiền thu về được từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Giá vốn hàng bán: Khoản chi phí phát sinh từ lúc sản xuất đến khi sản phẩm được đưa tới tay người tiêu dùng.
Công thức tỷ suất lợi nhuận gộp:
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Tổng doanh thu
Công thức tính lợi nhuận thuần:
Lợi nhuận thuần = Thu nhập thuần- giá vốn hàng bán + (Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính) – (Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp)
Trong đó:
- Lợi nhuận thuần: Thu được sau khi lấy thu nhập từ hoạt động kinh doanh và doanh thu hoạt động tài chính trừ đi các loại chi phí.
- Thu nhập thuần: Thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ và bán hàng sau khi đã trừ các khoản giảm trừ gồm: chiết khấu bán hàng, trả lại hàng bán, chiết khấu thương mại.
- Giá vốn hàng bán: Tổng chi phí được sử dụng để sản xuất và cung ứng sản phẩm.
- Doanh thu tài chính: Nguồn thu từ lãi cho vay vốn, cho thuê tài chính, tiền bản quyền, cổ tức, …
- Chi phí tài chính: Các khoản phải trả cho các hoạt động tài chính.
Công thức tính lợi nhuận trước thuế:
Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận gộp – Chi phí phát sinh
Trong đó:
- Lợi nhuận trước thuế: Thu được sau khi đã trừ đi phần tiền bỏ ra để sản xuất kinh doanh nhưng chưa tính đến phần thuế và tiền lãi phải nộp cho cơ quan thuế.
- Chi phí phát sinh: Là các chi phí như chi phí theo quá trình hoạt động mà không theo kế hoạch.
Công thức tính Thu nhập ròng (Lợi nhuận sau thuế):
Thu nhập ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí hoạt động – 20% thuế doanh nghiệp – 10% VAT
Trong đó:
- Thu nhập ròng: Phần lợi nhuận còn lại khi lấy tổng doanh thu đi toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm/ cung ứng dịch vụ bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp cần đóng.
- Tổng doanh thu: Được tính bằng giá bán x Số lượng hàng hóa.
- Tổng chi phí hoạt động: Các chi phí liên quan đến việc sản xuất và bán sản phẩm.
Ví dụ thực tiễn về lợi nhuận
Để bạn có thể hiểu hơn cũng như biết cách ứng dụng các công thức cách tính lợi nhuận trên vào thực tiễn thì bài viết có cung cấp cho bạn 1 ví dụ minh họa về cách tính lợi nhuận dưới đây:
Một doanh nghiệp có doanh thu là 129 tỷ, giá vốn hàng bán là 93 tỷ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là 25.9 tỉ, lãi từ khoản nợ là 625 triệu, các khoản thu dựa trên lãi là 837 triệu, thuế là 1,3 tỷ. Khi này ta có các khoản lợi nhuận bằng:
- Lợi nhuận gộp = 129 tỉ (Doanh thu) – 93 tỷ (giá vốn hàng bán) = 36 tỉ.
- Lợi nhuận trước thuế = 129 tỉ (tổng doanh thu) – 93 tỉ (giá vốn hàng bán) – 25.9 tỉ (chi phí bán hàng và quản lý) – 625 triệu (lãi các khoản nợ) + 837 triệu (khoản thu dựa trên lãi) = 5.2 tỉ.
- Lợi nhuận ròng = 5.2 tỉ (lợi nhuận trước thuế) – 1.3 tỉ (thuế) = 3.9 tỉ.
Tại sao việc tính lợi nhuận lại quan trọng?
Vậy tại sao việc tính lợi nhuận lại quan trọng? Có nhiều nguyên nhân để trả lời cho câu hỏi này tuy nhiên bạn có thể tham khảo một số nguyên nhân cơ bản như sau:
- Lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá khách quan về tình hình hoạt động và tài chính của một doanh nghiệp.
- Chúng là một số liệu hữu ích để các nhà quản trị có thể phát hiện ra những tồn tại và hạn chế cần khắc phục.
- Chỉ tiêu này còn là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các chiến lược kinh doanh dài hạn chất lượng và hiệu quả hơn.
- Lợi nhuận sẽ là thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư xem xét và dự đoán công ty có thể tạo ra giá trị gì và có nên bỏ vốn vào doanh nghiệp đó hay không.
- Dùng để tính các thông số như lãi suất hoàn vốn, lợi nhuận ròng,… trong bảng báo cáo tài chính.
Có thể tính lợi nhuận ra âm được không?
Đây cũng là câu hỏi khiến nhiều người quan tâm vì chúng ta đều biết việc có lợi nhuận cao là dấu hiệu tốt nhưng nếu lợi nhuận của một doanh nghiệp là âm tức là doanh nghiệp không tạo ra lãi nhưng cũng chưa chắc đó là một điều tồi tệ.
Có thể doanh nghiệp đó đang sử dụng thu nhập họ đang có để tạo tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong tương lai. Nhưng trong một số trường hợp khác thì lợi nhuận âm cũng có thể cho thấy doanh nghiệp thực sự đang gặp khó khăn về tình hình hoạt động của mình.
Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết và tổng quan nhằm hướng dẫn bạn cách tính lợi nhuận sau cho nhanh chóng và chính xác nhất. Mong rằng với những thông tin hữu ích được cung cấp trên sẽ giúp bạn hiểu và biết cách thực hiện khi có nhu cầu được hiệu quả nhất nhé.