Với sự gia tăng nhu cầu của các giao dịch tiền tệ thì nhiều ngân hàng đã ra đời với vai trò làm trung gian kết nối. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo sự ra đời của các công ty tài chính khác. Vậy công ty tài chính là gì và chúng có khác so với ngân hàng không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Công ty tài chính là gì?
Công ty tài chính là các doanh nghiệp kinh doanh theo loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoạt động với các nguyên tắc và hạn chế riêng. Đồng thời, sử dụng các nguồn vốn để thực hiện cho vay, đầu tư, tư vấn tài chính, tiền tệ và một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 4 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì các tổ chức này không được nhận tiền gửi dưới một năm và không được thực hiện các dịch vụ thanh toán nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động ngân hàng.
Đặc điểm cần biết về công ty tài chính
Một công ty được công nhận là công ty tài chính khi chúng có đầy đủ các đặc điểm cần thiết được liệt kê dưới đây:
- Các quy định về vốn pháp định
Theo pháp luật quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 86/ 2019/ NĐ-CP thì vốn pháp định của công ty tài chính phải thấp hơn so với ngân hàng cụ thể là 500 tỷ đồng nhằm đảm bảo hoạt động cũng như các nghĩa vụ với khách hàng được thực hiện đầy đủ.
- Các hình thức của Công ty tài chính
Theo nghị định số 79 năm 2002, chương 1, Điều 3 thì các công ty tài chính được thành lập và hoạt động dưới các hình thức sau:
- Công ty Tài chính Nhà nước do Nhà nước đầu tư, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động.
- Công ty Tài chính cổ phần do các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định.
- Công ty Tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có và có tư cách pháp nhân.
- Công ty Tài chính liên doanh do vốn góp giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
- Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài do một hoặc của nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài thành lập theo quy định.
- Thời gian hoạt động tối đa là 50 năm.
- Các hình thức cho vay bao gồm vay thế chấp, vay tín chấp và vay trả góp.
Công ty tài chính hiện nay có các loại hình nào?
Như chúng ta đã biết thì theo quy định có 5 hình thức hoạt động như trên nhưng hiện nay theo luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty tài chính được chia thành ba loại hình gồm:
- Công ty tài chính TNHH MTV do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
- Công ty tài chính TNHH hai thành viên trở lên gồm các tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước, liên doanh,100% vốn nước ngoài.
- Công ty cổ phần gồm Ngân hàng thương mại trong nước và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước.
3 hình thức công ty trên hoạt động dưới 2 loại hình chính là:
- Công ty tài chính tổng hợp được thực hiện các hoạt động theo quy định.
- Công ty tài chính chuyên ngành gồm: Công ty tài chính bao thanh toán, công ty tài chính tín dụng tiêu dùng và công ty cho thuê tài chính.
Những hoạt động trong công ty tài chính
Vậy các công ty tài chính sẽ hoạt động trong các lĩnh vực nào? Nếu bạn chưa biết về các sản phẩm và dịch vụ của các công ty tài chính thì bạn hãy tham khảo các hoạt động chính trong công ty tài chính dưới đây:
Huy động vốn
Các công ty tài chính chủ yếu hoạt động dưới hình thức kêu gọi vốn và hoạt động này ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn định và phát triển của công ty bao gồm:
- Nhận tiền gửi của các cá nhân hay của các tổ chức từ 1 năm trở lên theo quy định từ ngân hàng nhà nước.
- Tiếp nhận các nguồn vốn ủy thác từ các cá nhân hay các tổ chức ở cả trong, ngoài nước và của cả chính phủ.
- Phát hành các kỳ phiếu, trái phiếu cũng như các chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá trị khác nhằm huy động nguồn vốn ở cả trong và ngoài nước.
- Thực hiện vay tiền từ các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác ở cả trong và ngoài nước hoặc thực hiện vay các tổ chức tài chính quốc tế.
Hoạt động cho vay
Hiện nay các công ty tài chính được phép thực hiện các hoạt động cho vay như:
- Vay tín chấp
- Vay thế chấp
- Vay trả góp
- Vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo quy định
- Cho vay ngang hàng
- Vay tiêu dùng thông qua vay trả góp
- Vay dưới sự ủy thác của Chính phủ hoặc các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước.
- Tham gia các hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và những giấy tờ có giá trị khác.
Hoạt động bảo lãnh
Các công ty tài chính được phép thực hiện bảo lãnh dựa trên độ uy tín cũng như khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh dưới các hình thức:
- Bảo lãnh thanh toán.
- Xác nhận bảo lãnh.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm.
- Bảo lãnh dự thầu.
- Bảo lãnh vay vốn.
- Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.
- Bảo lãnh đối ứng.
Các hoạt động khác
Bên cạnh ba hoạt động chính được đề cập ở trên thì các công ty tài chính còn có thể thực hiện thêm một số hoạt động khác như:
- Thực hiện góp vốn để mua cổ phần cho những doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng khác.
- Thực hiện các hoạt động về các kênh đầu tư tài chính
- Tham gia kinh doanh và đầu tư vào thị trường ngoại hối
- Được phép kinh doanh vàng và thực hiện các dịch vụ kiều hối cho khách hàng.
- Thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn về các vấn đề liên quan đến tài chính, ngân hàng, đầu tư hoặc tiền tệ theo quy định.
- Cung ứng các dịch vụ về việc bảo quản các hiện vật quý, cho thuê các tủ két, cầm đồ hoặc các dịch vụ liên quan đến các giấy tờ có giá trị.
- Được cho phép trở thành đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu, quỹ đầu tư hoặc các loại giấy tờ khác của các công ty hay doanh nghiệp ra thị trường.
- Được quyền ký nhận ủy thác hoặc trở thành đại lý về các lĩnh vực liên quan đến tài chính ngân hàng, bảo hiểm nhân thọ, đầu tư, quản lý tài sản và vốn đầu tư,…
Sự khác nhau giữa công ty tài chính và ngân hàng thương mại
Hiện nay có nhiều người vẫn lầm tưởng và khó phân biệt giữa các công ty tài chính và ngân hàng thương mại. Do đó bài viết có tổng hợp và gửi đến bạn các đặc điểm cũng như sự khác nhau giữa hai loại hình hoạt động trên dưới đây để bạn tham khảo:
- Về phạm vi hoạt động
Với công ty tài chính do chỉ được thực hiện một hoặc một số các hoạt động ngân hàng theo quy định và đặc biệt không được thực hiện các dịch vụ thanh toán và không được nhận tiền gửi dưới một năm.
Với ngân hàng thương mại thì được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Về mức vốn pháp định
Với công ty tài chính thì phải có vốn pháp định nhỏ hơn ngân hàng cụ thể là 500 tỷ đồng
Với ngân hàng thương mại thì theo quy định phải mức vốn pháp định là 3000 tỷ đồng.
- Về nguồn vốn huy động
Với công ty tài chính chỉ được huy động vốn từ tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên, phát hành các loại giấy tờ có giá, vốn vay và từ nguồn vốn khác.
Với ngân hàng thương mại thì được nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn cũng như tiền gửi tiết kiệm, phát hành các giấy tờ có giá cũng như có nguồn vốn vay và các nguồn vốn khác đa dạng hơn.
- Về đặc điểm hoạt động
Với công ty tài chính là tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Đồng thời công ty tài chính chỉ được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng sau: Nhận tiền gửi, Phát hành chứng chỉ tiền gửi. Vay vốn của tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, huy động những khoản tiền gửi lớn với thời hạn trên một năm rồi thực hiện cho vay những khoản hạn mức nhỏ cho khách hàng. Công ty tài chính cũng không được nhận tiền gửi của khách hàng dưới 1 năm. Cuối cùng công ty tài chính không được thực hiện thanh toán bằng vốn vay.
Với ngân hàng thương mại được phép tập hợp những khoản tiền gửi nhỏ với thời hạn dưới một năm rồi có thể tập hợp để cho vay thành các khoản tiền có hạn mức lớn tới khách hàng.
Ngoài ra, ngân hàng còn được phép mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. Cung ứng các phương tiện thanh toán và các dịch vụ thanh toán. Bên cạnh đó ngân hàng còn được phép cấp tín dụng dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Về thời hạn hoạt động
Với công ty tài chính tối đa là 50 năm được phép gia hạn mỗi lần không quá 50 năm
Với ngân hàng thương mại thì không bị pháp luật khống chế
Thời gian hoạt động của Công ty tài chính là bao lâu?
Theo quy định của pháp luật đối với thời gian hoạt động của các công ty tài chính thì như chúng ta đã biết tối đa là 50 năm.
Các công ty cũng có thể thực hiện gia hạn thêm nhưng việc gia hạn thời gian hoạt động này cần phải được phía Ngân hàng Nhà nước chấp thuận và thời gian gia hạn hoạt động thêm của các công ty tài chính cũng không được quá 50 năm.
Giới thiệu một số công ty tài chính uy tín
Trên thị trường của Việt Nam cũng xuất hiện không ít các công ty tài chính và điển hình nhất phải kể đến các công ty tài chính uy tín như là:
Công ty tài chính FE Credit
Công ty TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng FE CREDIT ra đời vào tháng 2 năm 2015 với tiền thân là Khối tín dụng tiêu dùng trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
Công ty có các sản phẩm thẻ tín dụng FE, cho vay,… chất lượng, hiệu quả cùng các giải pháp tài chính bền vững, an toàn hỗ trợ tối đa tài chính cho người Việt.
- Hotline: 1900 6535 và 1900 6939
- Zalo: http://bit.ly/FEZalo
- Email: dichvukhachhang@fecredit.com.vn
- Văn phòng: Tầng trệt, 144 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Công ty tài chính HD Saison
Đây là công ty tài chính với 100% vốn đầu tư nước ngoài với sau một năm hoạt động, công ty đã cung cấp dịch vụ và phục vụ cho hơn 35.000 khách hàng trên khắp cả nước với những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng.
- Hotline HD Bank: (84-24) 7306 3979 và (84-28) 5413 7483
- Website: www.hdsaison.com.vn
- Email: thongtin@hdsaison.com.vn
- Địa chỉ Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà VIT, 519 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.
- Địa chỉ TP. HCM: Tầng 8, 9, 10, Tòa Nhà Gilimex, 24C Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh, Tp. HCM, Việt Nam.
Công ty tài chính Mirae Asset Việt Nam
Công ty này trực thuộc Tập đoàn tài chính toàn cầu Mirae Asset Hàn Quốc. Với các dịch vụ tài chính chất lượng và thủ tục đơn giản nhanh chóng, lãi suất cạnh tranh thì Mirae Asset đã nhận được sự tín nhiệm và tin yêu của rất nhiều khách hàng.
- Hotline: *1234 – (028) 7300 7777
- Website: https://mafc.com.vn/
- Zalo: https://oa.zalo.me/2220308193032514465
- Email: info@mafc.com.vn
- Địa chỉ: Lầu 3, Tòa nhà Mekong – 91 Pasteur, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM.
Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết và tổng quan về công ty tài chính mà chúng tôi muốn gửi đến bạn nhằm hỗ trợ bạn trả lời cho câu hỏi công ty tài chính là gì một cách chính xác và đầy đủ nhất. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu và phân biệt được chúng với các ngân hàng nhé.