Đổi thẻ ATM gắn chip có quy định như thế nào, tại sao cần phải thực hiện càng sớm càng tốt? Bạn muốn tìm hiểu cách đổi thẻ, lưu ý quan trọng cho việc này đừng bỏ qua bài viết sau. Những phân tích chi tiết sẽ giúp bạn tích lũy thêm nhiều kiến thức hữu ích, dễ áp dụng vào thực tế.
Thẻ ATM gắn chip là gì?
Thẻ ATM gắn chip được biết đến là loại thẻ có chip vi mạch trên mặt trước của thẻ. Theo đó, toàn bộ dữ liệu giao dịch sẽ lưu trữ dưới dạng mã hoá theo hệ nhị phân của máy tính. Đồng thời, chúng lưu cố định tại chip, thay đổi liên tục theo mỗi giao dịch.
Thẻ ATM chip có nhiều tên gọi khác nhau như Chip-and-pin cards, Smart card, Chip card, Chip-and-signature Cards, Europay – MasterCard – Visa (EMV) Card. Dòng này hiện được chia ra làm 2 loại phổ biến là:
- Thẻ chip có tiếp xúc: Khi sử dụng bạn cần phải đặt thẻ vào khe nhận thẻ trên đầu đọc mới dễ dàng ghi, xoá hoặc truy xuất dữ liệu. Loại này được dùng phổ biến ở những nơi chấm công, giữ xe, trung tâm thương mại,… vì tốc độ xử lý cao.
- Thẻ chip không tiếp xúc: Khi sử dụng bạn không cần cho thẻ tiếp xúc với đầu đọc. Lúc này, thẻ vẫn có thể nhận được thông tin trong khoảng cách từ 2 đến 10cm.
Công dụng của thẻ ATM gắn chip
Thẻ ATM gắn chip hiện đang được sử dụng rộng rãi. Theo đó, dòng này có những công dụng thiết thực nhất định phải kể đến sau đây:
- Thẻ có khả năng bảo mật thông tin tốt vì được thiết lập chế độ mã hoá cao.
- Thẻ có thể ngăn chặn hành vi giả mạo, gian lận thông tin một cách tối ưu. Dòng này có mã PIN cá nhân nên đảm bảo an toàn tuyệt đối
- Hoạt động an toàn và chặt chẽ vì người dùng phải trải qua nhiều bước xác thực. Theo đó, chỉ có mã xác thực chuẩn mới cho phép giao dịch thành công.
- Thực hiện đổi thẻ ATM gắn chip người dùng sẽ hạn chế việc thông tin cá nhân bị rò rỉ, lộ ra bên ngoài.
Quy định về việc đổi thẻ ATM gắn chip
Quy định về việc đổi thẻ ATM gắn chip bám sát theo khoản 2 điều 27a. Thông tin cụ thể như sau: “Đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam của TCTTT tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa”.
Cũng trong thời điểm này, Ngân hàng nhà nước quy định các ngân hàng dừng việc phát hành thẻ từ. Thay vào đó, toàn bộ thẻ ATM sẽ được gắn chip. Toàn bộ những khách hàng mở thẻ ATM từ ngày 31/03/2021 trở đi nhanh chóng được cấp thẻ gắn chip.
Mặt khác, những đối tượng đã sử dụng thẻ từ trước đó phải đến ngân hàng đổi thẻ ATM gắn chip. Thời gian thực hiện trước ngày 31/12/2021.
Tuy nhiên, sau ngày 31/12/2021, khách hàng chưa chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip vẫn có thể sử dụng thẻ từ. Đây là thông tin quan trọng bạn cần nắm chắc để chủ động trong các giao dịch thẻ tại ATM, máy POS, kênh Internet, di động, quầy giao dịch.
Tại sao cần đổi thẻ ATM gắn chip? Nếu không đổi thẻ ATM gắn chip có sao không?
Đổi thẻ ATM gắn chip là vô cùng cần thiết bởi việc này mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Điển hình như tốc độ xử lý dữ liệu nhanh chóng, hạn chế nguy cơ bị sao chép, đánh cắp thông tin. Điều này giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng lừa đảo, mất mát nguồn tiền.
Nếu không đổi thẻ ATM gắn chip bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thiệt hại phát sinh trong quá trung cung ứng, sử dụng dịch vụ thẻ. Vì thế, việc này cần thực hiện càng sớm càng tốt.
Cách đổi thẻ ATM gắn chip
Đổi thẻ ATM gắn chip nhanh chóng, đơn giản chỉ với vài bước. Ngoài ra, hầu hết các ngân hàng đều không tính phí cho dịch vụ này. Bạn muốn hoàn tất nhanh chóng chỉ cần thực hiện theo những bước sau:
- Bước 1: Khách hàng tìm đến chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng muốn đổi thẻ ATM gắn chip.
- Bước 2: Bạn điền đầy đủ, chính xác thông tin vào mẫu đơn đổi thẻ của nhân viên đã cung cấp.
- Bước 3: Khách hàng rà soát lại thông tin một lần nữa, nộp lại mẫu đơn kèm giấy tờ tuỳ thân cho chuyên viên.
- Bước 4: Nhận giấy hẹn lấy thẻ chip từ 3 đến 5 ngày làm việc.
Lưu ý khi đổi thẻ ATM gắn chip
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thẻ từ đã chính thức bị “khai tử”. Chính vì thế, quá trình đổi thẻ ATM gắn chip cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bạn nên lưu ý tới một số vấn đề quan trọng sau đây:
- Khi khách hàng muốn đổi thẻ ATM gắn chip cần mang hộ chiếu/CCCD/CMND còn hiệu lực đến với điểm giao dịch của ngân hàng.
- Khách hàng nên truy cập vào ứng dụng ngân hàng số, Mobile Banking để thực hiện hoặc nhận thẻ tại nhà. Ngoài ra, muốn nhận thẻ bạn cũng có thể đến điểm giao dịch của ngân hàng.
- Tại một số ngân hàng cho phép bạn đổi thẻ từ sang thẻ chip tại cây ATM đa năng.
- Nếu bạn thực hiện đổi thẻ ATM gắn chip tại ngân hàng cần đến đúng giờ hành chính để đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện nhất.
- Đặc biệt, sau ngày 31/12/2021, các thẻ từ đang còn thời hạn sử dụng vẫn có thể giao dịch bình thường tại cây ATM, POS.
Như vậy, khi đổi thẻ ATM gắn chip bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ. Ngoài ra, việc này có thể thực hiện tại chi nhánh của ngân hàng hoặc trên nền tảng online.
Như vậy, toàn bộ thông tin về việc đổi thẻ ATM gắn chip đã được trình bày trên đây. Hi vọng bạn đã cập nhật được kiến thức hữu ích, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính.