Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là một trong những tỷ lệ đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa thực sự hiểu và áp dụng tính toán đúng. Bạn muốn nâng cao vốn hiểu biết về điều này hãy đọc ngay những phân tích chuyên sâu có trong bài viết sau.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là thế nào?
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay có tên gọi tiếng Anh là Interest Coverage Ratio. Chỉ số này cho biết khả năng tài chính của một công ty sẽ làm ra để chi trả khoản nợ.
Tỷ lệ về khả năng thanh toán lãi vay được tính dựa trên tỷ lệ nợ và tỷ suất sinh lời. Căn cứ vào kết quả kể trên các nhà đầu tư sẽ xác định được khả năng doanh nghiệp trả lãi cho các khoản nợ còn tồn đọng.
Ngoài ra, chỉ số tài chính kể trên còn được tính bằng cách chia thu nhập của doanh nghiệp trước lãi suất và thuế. Điều này sẽ tính trong một khoảng thời gian xác định cho khoản thanh toán lãi của doanh nghiệp đáo hạn cùng trong thời điểm.
Nắm chắc hệ số khả năng thanh toán lãi của khoản vay sẽ mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng. Điển hình như việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu. Đồng thời, công ty cũng nhanh chóng có biện pháp khắc phục hoặc phát huy dòng tiền hiện tại.
Đặc biệt, hệ số khả năng thanh toán lãi vay còn giúp ích cho nhà đầu tư, nhà cung cấp và ngân hàng. Theo đó, các đối tượng này sẽ đánh giá tổng quan về doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ khi tới hạn hay không. Điều này tác động trực tiếp đến quyết định nên đầu tư, hợp tác, cho vay vốn kinh doanh không thế chấp hoặc vay thế chấp giấy phép kinh doanh để hạn chế tối đa rủi ro.
Ý nghĩa của hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay có ý nghĩa quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Hệ số dùng để phân tích khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Nếu như hệ số này càng lớn sẽ cho thấy hoạt động của đơn vị kinh doanh đang rất tích cực và ngược lại.
Hiện nay các nhà kinh tế học thường chọn mức hệ số 2 để đánh giá khả năng trả nợ khoản lãi vay của doanh nghiệp. Nếu hệ số này thấp hơn 2 cho thấy công ty đang gặp phải vấn đề về tài chính. Theo đó, tỷ lệ chi trả khoản vay tương đối thấp.
Khi bạn phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp cần phải so sánh chỉ số giữa các năm. Như vậy, bạn mới nhanh chóng đánh giá được sự thay đổi theo chiều hướng đi lên hay đi xuống.
Ngoài ra, nhà đầu tư cần tìm hiểu thêm về hoạt động kinh doanh của công ty trong quá khứ. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn đánh giá khách quan, trực diện và đưa ra nhận định chính xác nhất.
Những chỉ số đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp dựa vào 6 chỉ số khác nhau. Phân tích cụ thể sẽ được trình bày sau đây:
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Chỉ số này phản ánh tổng quát nhất về khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Dựa vào tỷ số trung bình của các doanh nghiệp trong cùng ngành. Ngoài ra, đây cũng trở thành căn cứ quan trọng để so sánh với hệ số khả năng thanh toán hiện thời tại các thời điểm trước đó của doanh nghiệp.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Tỷ số này được tính mà không cần thực hiện thanh lý hàng tồn kho.
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Còn có tên gọi khác là chỉ số thanh toán bằng tiền giúp đánh giá sát tình hình của doanh nghiệp.
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Phản ánh khả năng thanh toán tiền lãi vay của doanh nghiệp cùng mức độ rủi ro có thể gặp phải của các chủ nợ.
- Hệ số khả năng chi trả ngắn hạn: Hệ số khả năng chi trả bằng tiền, hệ số tạo tiền,…
Công thức tính khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi của khoản vay được tính theo công thức:
Hệ số khả năng thanh toán lãi khoản vay = EBIT/Chi phí lãi vay
Trong đó, thu nhập trước lãi vay và thuế được ký hiệu là EBIT
Nhằm giúp bạn hiểu thêm về điều này chuyên trang sẽ đưa ra ví dụ cụ thể. Theo đó, một doanh nghiệp có thu nhập trong một quý là 625.000 VND. Đồng thời, công ty cần phải trả cho các khoản thanh toán là 30.000 VND cho mỗi tháng.
Muốn tính hệ số thanh toán lãi vay, ta cần chuyển các khoản trả lãi hàng tháng thành các khoản thanh toán hàng quý bằng cách nhân với 3. Từ đó, ta có: 625.000/90.000 (30.000 x 3) = 6.94.
Từ hệ số kể trên ta thấy lớn hơn 1.5 nên không có vấn đề gì về thanh khoản. Đồng thời, đây cũng trở thành tỷ lệ tiêu chuẩn dành cho doanh nghiệp. Nếu hệ số khả năng thanh toán lãi vay thấp hơn thông số 1.5 các nhà đầu tư sẽ từ chối rót vốn vì nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp quá cao.
Chưa hết, khi hệ số thanh toán lãi vay của doanh nghiệp có giá trị thấp hơn 1 sẽ phải chi ra khoản tiền dự trữ. Việc này nhằm khắc phục chi phí chênh lệch hoặc vay thêm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho công ty bị phá sản.
Lưu ý gì khi đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp?
Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp tưởng chừng là việc đơn giản. Tuy nhiên, rất nhiều người phạm phải sai lầm dẫn đến kết quả không chính xác. Muốn tránh xa những bất cập kể trên bạn hãy nằm lòng các lưu ý sau đây:
- Đối với doanh nghiệp: Cần so sánh giữa khả năng thanh toán với nhu cầu thanh toán trong từng giai đoạn cụ thể. Từ đó bạn sẽ đưa ra chính sách phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu, khả năng tài chính hiện tại. Điển hình như đầu tư, huy động nguồn vốn, mở rộng quy mô,…
- Đối với chủ đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng: Cần so sánh giữa khả năng thanh toán của doanh nghiệp với toàn ngành. Đồng thời, bạn nên chú ý tới các thời điểm trong quá khứ. Như vậy, bạn mới có thể quyết định về việc hợp tác hay đầu tư sao cho phù hợp nhất.
Tin rằng bạn đã hiểu rõ về hệ số khả năng thanh toán lãi vay sau khi đọc xong bài viết trên đây. Mời bạn tiếp tục theo dõi chuyên trang để không bỏ lỡ kiến thức hay, hữu ích khác.