Tài khoản thanh toán là một thứ trở nên quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Trong tất cả các giao dịch đều cần đến tài khoản thanh toán. Vậy tài khoản thanh toán là gì? Nó có những chức năng nào? Xin mời các bạn cùng tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây.
Tài khoản thanh toán là gì?
Tài khoản thanh toán có thể hiểu đơn giản là tài khoản tiền gửi không có kỳ hạn của khách hàng được đăng ký tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng nhằm phục vụ mục đích sử dụng các công cụ thanh toán của ngân hàng theo nhu cầu của mình.
Hiện nay tài khoản thanh toán sẽ có 3 loại:
- Tài khoản thanh toán cá nhân là tài khoản do khách hàng là cá nhân đăng ký tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Tài khoản thanh toán tổ chức là tài khoản do khách hàng là tổ chức đăng ký tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Tài khoản thanh toán chung là tài khoản thanh toán có ít nhất hai chủ thể trở lên cùng đứng tên đăng ký tài khoản. Chủ tài khoản thanh toán chung có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
Chức năng của tài khoản thanh toán là gì?
Tài khoản thanh toán có rất nhiều chức năng khác nhau. Và sau đây chúng ta sẽ điểm qua một vài chức năng cơ bản của loại tài khoản này:
- Chức năng rút tiền, chuyển tiền.
- Chức năng thanh toán tiền điện qua tài khoản ngân hàng, nước, internet, truyền hình…
- Nạp điện thoại, nạp tiền vào ví điện tử.
- Mua sắm Online như: Mua vé máy bay, vé xe, vé xem phim…
- Sử dụng các dịch vụ nhà hàng, khách sạn du lịch, giải trí…
Quy định trong việc mở và dùng tài khoản thanh toán là gì?
Quy định hồ sơ mở tài khoản thanh toán cần có những giấy tờ sau đây, lưu ý đây là trường hợp dành cho tài khoản thanh toán cá nhân:
- Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu được quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 16/2020/TT-NHNN;
- Các giấy tờ tùy thân còn hiệu lực hợp pháp như: CCCD, CMND, Hộ chiếu…
- Nếu cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a, b khoản 1 Điều 1 Thông tư 16/2020/TT-NHNN, hồ sơ mở tài khoản cần có thêm:
- Người đại diện là cá nhân: Giấy tờ tuỳ thân của người đại diện và các loại giấy tờ khác để chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đó đối với cá nhân mở tài khoản.
- Người đại diện là pháp nhân: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận ĐKKD…
Đối với TK thanh toán của tổ chức bao gồm tối thiểu các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 16/2020/TT-NHNN;
- Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở TK thanh toán được thành lập và hoạt động hợp pháp.
- Các giấy tờ để chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp.
- Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán và giấy tờ tùy thân hợp pháp của người đó.
Đối với tài khoản thanh toán chung gồm tối thiểu các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 16/2020/TT-NHNN.
- Giấy tờ của các chủ thể đứng tên mở tài khoản chung.
Các thông tin khác về vấn đề này, các bạn có thể xem Thông tư 16/2020/TT-NHNN, cụ thể là điều 1 và điều 2 của thông tư này.
Quy định về dùng tài khoản thanh toán như sau:
- Chủ tài khoản sử dụng tài khoản thanh toán để nộp, rút tiền mặt và yêu cầu cung cấp các dịch vụ như: cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, thẻ ngân hàng, thư tín dụng…
- Các tổ chức phát hành tài khoản thanh toán hướng dẫn khách hàng các nguyên tắc và điều kiện sử dụng tài khoản thanh toán sao cho đúng pháp luật, an toàn và hiệu quả.
- Với những người không có khả năng thực hiện các hoạt động thanh toán cần có người đại diện hợp pháp mới có thể tham gia các giao dịch.
- Việc sử dụng TK thanh toán chung phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Các chủ tài khoản thanh toán chung có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài khoản thanh toán chung. Bất cứ một giao dịch nào chỉ được thực hiện nếu có sự đồng ý của các chủ tài khoản.
- Thông báo liên quan đến việc sử dụng tài khoản thanh toán chung cần được gửi đến các chủ tài khoản.
- Các chủ tài khoản có thể ủy quyền cho người khác để thay mình tham gia vào các giao dịch.
- Nếu một trong các chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là cá nhân bị mất hoặc vì một lý do nào đó mà mất đi năng lực dân sự, không thể tham gia vào việc sử dụng tài khoản thanh toán chung sẽ được giải quyết theo pháp luật hiện hành.
Đối tượng được hỗ trợ mở tài khoản thanh toán
Theo thông tư 23/2014/TT-NHNN được sửa đổi bởi Khoản 6, Điều 1, 02/2019/TT-NHNN thì đối tượng mở tài khoản thanh toán bao gồm:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực dân sự.
- Người không có năng lực hành vi dân sự mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện hợp pháp.
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
- Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của PL Việt Nam.
Chủ tài khoản thanh toán có quyền và nghĩa vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản thanh toán của như sau.
Chủ tài khoản thanh toán có các quyền sau:
- Sử dụng số tiền trên TK thanh toán của mình để thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ.
- Lựa chọn sử dụng các phương tiện thanh toán, dịch vụ và tiện ích do đơn vị cung ứng dịch vụ.
- Ủy quyền cho người khác sử dụng TK thanh toán theo quy định.
- Yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện các lệnh giao dịch thanh toán.
- Cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin liên quan về tài khoản thanh toán.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Chủ tài khoản thanh toán có các nghĩa vụ sau:
- Đảm bảo có đủ tiền trên TK thanh toán để thực hiện các lệnh thanh toán đã gửi.
- Chấp hành các quy định về tài khoản thanh toán theo quy định.
- Nếu có bất cứ điều gì bất thường về tài khoản thanh toán các chủ tài khoản phải cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan về mở và sử dụng TK thanh toán.
- Phải duy trì số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán theo quy định.
- Chịu trách nhiệm về những sai lầm của mình khi sử dụng TK thanh toán.
- Không được cho phép thuê, cho mượn TK thanh toán.
- Không được sử dụng tài khoản thanh toán trái quy định của Pháp Luật.
Doanh nghiệp tư nhân có thể mở tài khoản thanh toán hay không?
Doanh nghiệp tư nhân có thể mở tài khoản thanh toán hay không? Câu trả lời là doanh nghiệp tư nhân có thể mở tài khoản thanh toán tùy loại tài khoản mà đơn vị này có thể mở đó là tài khoản dành cho cá nhân.
Lý do là vì doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Vậy nên ai cần mở tài khoản thanh toán cho doanh nghiệp tư nhân thì hết sức lưu ý điều này.
Có được mở tài khoản thanh toán cho người dưới 18 tuổi không?
Có được mở tài khoản thanh toán cho người dưới 18 tuổi không? Câu trả lời là có. Với điều kiện là:
- Người mở tài khoản thanh toán phải có năng lực hành vi dân sự, tuổi từ 15 trở lên.
- Còn với người dưới 15 tuổi cần phải có người đại diện hợp pháp.
Rủi ro khi sử dụng tài khoản thanh toán
Một số rủi ro khi sử dụng tài khoản thanh toán như sau:
- Mất thông tin cá nhân do thanh toán trực tuyến.
- Mất tiền khi giao dịch lỗi hoặc quá tải.
- Nhiều đối tượng xấu lợi dụng những ai không có hiểu biết để lừa đảo.
- Không đảm bảo an toàn khi thực hiện các giao dịch.
- Khó quản lý khi có nhiều tài khoản thanh toán tại các tổ chức tín dụng.
Trên đây là một số thông tin về tài khoản thanh toán. Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho các bạn những điều hữu ích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.