Thẻ Nội Địa Là Gì Và Các Loại Thẻ Nội Địa Hiện Hành

Với nhu cầu giao dịch bằng ngân hàng đang ngày càng phổ biến thì thẻ nội địa là sản phẩm rất quen thuộc với nhiều người hiện nay. Vậy bạn biết thẻ nội địa là gì và cách đăng ký mở thẻ nội địa là như thế nào không? Nếu bạn quan tâm đến vấn đề trên thì hãy tham khảo các thông tin từ bài viết dưới đây. 

Thẻ nội địa là gì?

Thẻ ATM hay còn gọi là thẻ thanh toán là tên gọi dùng chung cho hai loại thẻ là thẻ thanh toán nội địa và thẻ thanh toán quốc tế giúp thực hiện các dịch vụ thanh toán thay tiền mặt cũng như rút tiền tại các cây ATM hay máy POS.

Đối với thẻ ATM nội địa thì đây là thẻ thanh toán chỉ thuộc phạm vi trong nước được các ngân hàng thương mại tại quốc gia đó phát hành. Tùy theo tính chất hoạt động thì thẻ nội địa cũng được chia thành 3 loại là thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng nội địa và thẻ trả trước nội địa.

Thẻ nội địa là gì?
Thẻ nội địa là gì?

Các loại thẻ nội địa hiện hành

Và để giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về loại thẻ này thì bạn có thể tham khảo các dạng thẻ nội địa phổ biến hiện nay dưới đây: 

Thẻ ghi nợ nội địa

Thẻ ghi nợ nội địa (debit card) là sản phẩm thẻ được các ngân hàng thương mại tại một quốc gia phát hành cho khách hàng khi mở tài khoản với phạm vi sử dụng chỉ hoạt động tài chính quốc gia phát hành thẻ đỏ. 

Dạng thẻ này có tính năng là bạn phải nạp tiền thì mới sử dụng được và chỉ sử dụng được trong phạm vi số dư tài khoản của bạn. Hiện nay có nhiều ngân hàng không cho rút hết số tiền trong thẻ nên bạn cần lưu ý vấn đề này nhé.

Chức năng chính của thẻ ghi nợ nội địa thường là các giao dịch được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với tổ chức phát hành thẻ như gửi, nạp, rút tiền mặt, chuyển khoản 24/7, thanh toán hoá đơn hàng hoá, dịch vụ, đổi pin, vấn tin tài khoản… trong phạm vi trong nước.

Thẻ ghi nợ nội địa.
Thẻ ghi nợ nội địa.

Thẻ tín dụng nội địa

Thẻ tín dụng nội địa (Credit card) giống với thẻ ghi nợ nội địa là được ngân hàng thương mại phát hành và chỉ sử dụng trong phạm vi trong nước nhưng chúng có tính năng trái ngược là cho phép bạn chi tiêu trước, trả tiền sau dù không có tiền trong thẻ. 

Tất nhiên bạn sẽ có một hạn mức cho vay nhất định để chi tiêu và phải chứng minh thu nhập thông qua bảng kê lương, tài sản thế chấp,… để được ngân hàng chấp nhận mở thẻ với thời hạn trả được thống nhất là 45 ngày miễn lãi.

Thẻ tín dụng nội địa.
Thẻ tín dụng nội địa.

Thẻ trả trước nội địa

Thẻ trả trước nội địa (prepaid card) là loại thẻ ít phổ biến tại Việt Nam hơn so với hai loại thẻ trên. Loại thẻ này có tính năng tương tự như thẻ ghi nợ nội địa nhưng khác ở chỗ là không cần liên kết với tài khoản ngân hàng của bạn và nạp tiền để sử dụng thanh toán.

Thẻ trả trước nội địa.
Thẻ trả trước nội địa.

Điều kiện và thủ tục cần đáp ứng để mở thẻ nội địa

Về điều kiện mở thẻ cũng như thủ tục hồ sơ thì với mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có quy định khác nhau cần khách hàng đáp ứng. Tuy nhiên, cơ bản là bạn cần phải đáp ứng được các tiêu chi như sau:

Thẻ ghi nợ nội địa và thẻ trả trước nội địa 

  • Khách hàng phải là người Việt Nam hoặc là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam hợp pháp với thời hạn từ 12 tháng trở lên. 
  • Đáp ứng độ tuổi quy định từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • Ngoài ra, còn cung cấp thêm các thông tin mở thẻ khác theo quy định của mỗi ngân hàng và các giấy tờ tùy thân như: bản sao CMND/CCCD, sổ hộ khẩu và phiếu đăng ký mở thẻ theo mẫu của ngân hàng.

Thẻ tín dụng nội địa

  • Là người Việt Nam hoặc là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam hợp pháp với thời hạn từ 12 tháng trở lên. 
  • Đáp ứng độ tuổi quy định từ đủ 18 tuổi trở lên đến 65 tuổi
  • Đáp ứng quy định về thu nhập tối thiểu tùy thuộc vào từng đơn vị cung cấp thường là 5 triệu/tháng với khu vực Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và 4 triệu/ tháng với các khu vực còn lại. 
  • Điều kiện mở thẻ tín dụng là không có nợ xấu hay điểm tín dụng không tốt tại bất kỳ ngân hàng nào.
  • Có tài sản đảm bảo tùy theo yêu cầu của sản phẩm thẻ lựa chọn.
  • Ngoài ra, còn cung cấp thêm các thông tin mở thẻ khác theo quy định của mỗi ngân hàng và các giấy tờ như: bản sao CMND/CCCD, sổ hộ khẩu,bảng lương/ hợp đồng lao động, giấy chứng minh tính hợp pháp của tài sản đảm bảo,… và phiếu đăng ký mở thẻ theo mẫu của ngân hàng.
Điều kiện cần đáp ứng để mở thẻ nội địa.
Điều kiện cần đáp ứng để mở thẻ nội địa.

Đăng ký mở thẻ nội địa thế nào?

Sau khi bạn đã đáp ứng được hết các điều kiện cũng như đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của ngân hàng quy định thì bạn có thể thực hiện một trong hai hình thức dưới đây để đăng ký mở thẻ nội địa nhé.

Đăng ký làm thẻ trực tiếp

  • Bước 1: Bạn mang theo giấy tờ tùy thân và các hồ sơ đã chuẩn bị đến chi nhánh ngân hàng cần mở thẻ gần nhất.
  • Bước 2: Yêu cầu nhân viên mở thẻ nội địa và điền vào phiếu đăng ký mở thẻ theo mẫu.
  • Bước 3: Gửi lại phiếu cùng hồ sơ đã chuẩn bị để nhân viên xác thực thông tin và thực hiện mở thẻ cho bạn.
  • Bước 4: Nhận giấy hẹn lấy thẻ từ nhân viên và đến lấy theo ngày đã hẹn. Sau khi lấy thẻ thì bạn cần kích hoạt bằng cách đổi mã PIN là sử dụng bình thường. 

Đăng ký làm thẻ trực tuyến

  • Bước 1: Truy cập vào trang web hoặc ứng dụng của ngân hàng muốn mở thẻ và chọn mục thẻ rồi lựa chọn loại thẻ nội địa muốn mở.
  • Bước 2: Điền đầy đủ thông tin theo biểu mẫu được yêu cầu sẵn.
  • Bước 3: Nhấn gửi rồi đợi nhân viên gọi lại để xác nhận giao dịch mở thẻ và hướng dẫn bạn thực hiện các bước tiếp theo. 
Đăng ký mở thẻ nội địa thế nào?
Đăng ký mở thẻ nội địa thế nào?

Cần lưu ý gì khi sử dụng thẻ nội địa

Nhằm giúp cho quá trình sử dụng thẻ nội địa của bạn được hiệu quả nhất thì bạn cần lưu ý một số tiêu chí như sau:

  • Chỉ có thể thực hiện được các giao dịch tài chính trong phạm vi trong nước của ngân hàng phát hành thẻ.
  • Nên cẩn trọng giữ gìn thẻ cẩn thận, đặc biệt là việc thanh toán trực tuyến. Tốt nhất là nên áp dụng tính năng bảo mật để đảm bảo an toàn cho thẻ của bạn tránh bị kẻ gian lợi dụng.
  • Nên lựa chọn sử dụng sản phẩm thẻ của các ngân hàng uy tín với nhiều ưu đãi trên thị trường như Vietinbank, Đông Á, Techcombank,TP Bank, Vietcombank,…
Cần lưu ý gì khi sử dụng thẻ nội địa.
Cần lưu ý gì khi sử dụng thẻ nội địa.

Những câu hỏi thường gặp về thẻ nội địa

Để giúp bạn có thể có thêm nhiều kiến thức hơn về thẻ nội địa thì bài viết có tổng hợp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến loại thẻ này dưới đây để bạn tham khảo: 

Thẻ ghi nợ nội địa có gì khác với thẻ ghi nợ quốc tế?

Tiêu chí Thẻ ghi nợ nội địa Thẻ ghi nợ quốc tế
Đơn vị phát hành Các ngân hàng trong nước Các ngân hàng trong nước liên kết với các tổ chức tài chính quốc tế 
Phạm vi sử dụng Trong quốc gia phát hành thẻ Phạm vi toàn cầu
Tính bảo mật của thẻ Trung bình Cao
Phí rút tiền mặt Thấp Cao
Thanh toán các giao dịch mua hàng online Tại các website online trong nước. Tại các website online trong nước và quốc tế.
Cấu tạo thẻ Đa số là thẻ từ với các thông tin như: Tên và logo của ngân hàng phát hành, Tên chủ thẻ, Số thẻ, Ngày tháng hiệu lực, Số điện thoại hỗ trợ. Đa số là thẻ chip với các thông tin như: Tên và logo của ngân hàng và đơn vị phát hành thẻ,  Tên chủ thẻ, Số thẻ, Ngày tháng hiệu lực, Số điện thoại hỗ trợ
Mức phí        Phí thường niên: 50.000-100.000 VNĐ.

   Phí duy trì: 20.000 – 50.000 VNĐ.

  • Phí thường niên và phí duy trì thẻ cao tùy theo ngân hàng.
Chương trình ưu đãi Định kỳ. Nhiều hơn so với thẻ ghi nợ nội địa.
Hạn mức chuyển khoản Tối đa 100 triệu VNĐ/ngày. Hạn mức cao và không giới hạn tùy thuộc vào chính sách của đơn vị phát hành.

Thẻ nội địa Tiếng Anh là gì?

Về tiếng anh thì chúng ta có từng tên gọi riêng ứng với các loại thẻ nội địa cụ thể như là: 

  • Thẻ ghi nợ nội địa có tên tiếng anh là Debit Card/ Bank card/ Check card
  • Thẻ tín dụng nội địa có tên tiếng anh là Credit Card.
  • Thẻ trả trước nội địa có tên tiếng anh là Prepaid Card

Lợi ích của thẻ ghi nợ nội địa là gì?

Không phải hiển nhiên loại thẻ nội địa lại là loại thẻ phổ biến nhất hiện nay bởi những lợi ích to lớn mà chúng mang lại như sau: 

  • Phí duy trì thẻ thấp cũng như dễ dàng rút tiền tại các máy ATM trong nước với mức phí rẻ hơn.
  • Liên kết với nhiều đơn vị trong nước để thực hiện tích điểm, nhận ưu đãi hoặc được ưu tiên thanh toán,…
  • Có thể thanh toán các giao dịch mua hàng trực tuyến trên các website Việt Nam thường thông qua các ví điện tử có liên kết tài khoản hoặc bằng ứng dụng Internet Banking của ngân hàng.
  • Dễ dàng thực hiện quẹt thẻ tại các máy POS ở nhiều địa điểm mua sắm hiện nay..
  • Chuyển tiền nhanh thông qua số thẻ hỗ trợ các khách hàng thường không nhớ được số tài khoản của mình.
Những câu hỏi thường gặp về thẻ nội địa.
Những câu hỏi thường gặp về thẻ nội địa.

Trên đây là các thông tin chi tiết và đầy đủ về thẻ nội địa nhằm hỗ trợ bạn trả lời cho câu hỏi thẻ nội địa là gì một cách chính xác nhất. Mong rằng với những thông tin hữu ích được cung cấp trên có thể giúp bạn hiểu và biết cách lựa chọn sử dụng được sản phẩm phù hợp và chất lượng nhất nhé.