Hiện nay nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng ngày càng gia tăng. Do vậy mà không khó để nhận thấy sự đa dạng và mức độ phổ biến của thẻ tín dụng hiện nay. Vậy bạn có biết thẻ tín dụng là gì không? Nếu bạn quan tâm về sản phẩm này thì hãy cùng bài viết tìm hiểu thông tin về chúng dưới đây nhé.
Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng (tên tiếng anh là Credit Card) là một loại thẻ được ngân hàng cung cấp cho người sở hữu sử dụng để chi tiêu trước, trả tiền sau với thời gian được quy định mỗi kỳ.
Loại thẻ này thường được làm bằng chất liệu nhựa polyme với hình dạng và kích thước nhỏ gọn theo tiêu chuẩn ISO 7810 nhưng chúng sẽ có màu sắc và thiết kế khác biệt tùy thuộc vào ngân hàng phát hành thẻ. Trên thẻ sẽ được ghi những thông tin chủ thẻ như CVV và CVC, hạn sử dụng thẻ,…
Những thông tin cơ bản cần biết về thẻ tín dụng
Khi sử dụng thẻ tín dụng thì mỗi khách hàng cần phải biết và nắm rõ một số thông tin liên quan sau đây:
Hạn mức thẻ tín dụng là gì?
Đây là số tiền tối đa mà chủ thẻ có thể sử dụng. Ngân hàng sẽ dựa vào hồ sơ cũng như năng lực tài chính của người đăng ký mở thẻ mà cấp một hạn mức tín dụng khác nhau.
Bạn cần lưu ý không được sử dụng vượt quá số tiền trên vì có thể sẽ chịu một mức phí phạt theo quy định đấy.
Sao kê tín dụng
Đây chính là hóa đơn mà ngân hàng sẽ gửi cho chủ thẻ vào cuối mỗi kỳ sao kê ít nhất là 15 ngày trước hạn thanh toán. Bảng sao kê sẽ liệt kê tất cả các giao dịch mà bạn sử dụng và số dư nợ trên thẻ. Ngoài ra, còn nêu rõ ngày đến hạn thanh toán cũng như số tiền tối thiểu cần thanh toán của bạn,
Thanh toán tối thiểu tín dụng
Đây là số tiền tối thiểu mà chủ thẻ cần phải trả cho ngân hàng để không bị tính phí phạt chậm hoặc bị cho vào danh sách nợ xấu. Và số tiền này phụ thuộc vào quy định của từng ngân hàng (thường là khoảng 5% tổng số dư nợ trong kỳ).
Lãi suất tín dụng
Đây là mức lãi suất được tính trên số dư nợ còn lại của khách hàng sau khi đã hết thời gian được hưởng miễn lãi. Hiển nhiên với số dư nợ càng nhiều thì số tiền lãi càng lớn. Bạn cần thanh toán dư nợ càng nhiều càng tốt để tiết kiệm tiền lãi phải trả nhé.
Phân loại thẻ tín dụng
Hiện nay, dựa vào nhiều chỉ tiêu mà thẻ tín dụng được phân loại thành nhiều hình thức khác nhau cụ thể là:
Dựa theo hạng thẻ
Dựa theo hạng thẻ thì thẻ tín dụng của các ngân hàng thông thường được chia thành 3 loại thẻ phổ biến với các điều kiện, hạn mức và tính năng khác nhau:
- Thẻ tín dụng hạng chuẩn.
- Thẻ tín dụng hạng vàng.
- Thẻ tín dụng hạng bạch kim.
Dựa theo chủ sở hữu thẻ
Dựa theo chủ sở hữu thẻ thì được chia làm 2 loại tùy thuộc vào quy mô và đặc điểm của chủ sở hữu thì ta có:
- Thẻ tín dụng doanh nghiệp được cấp cho các tổ chức và doanh nghiệp
- Thẻ tín dụng cá nhân được cấp cho từng cá nhân đơn lẻ.
Dựa theo phạm vi sử dụng
Theo phạm vi sử dụng thì thẻ tín dụng sẽ có 2 loại mà chúng ta từng nghe nhắc đến rất nhiều đó là:
- Thẻ tín dụng nội địa được sử dụng và chi tiêu ở phạm vi trong nước.
- Thẻ tín dụng quốc tế được sử dụng và thực hiện chi tiêu ở trong nước và nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Dựa theo mục đích sử dụng
Với mục đích sử dụng thì có rất nhiều loại thẻ tín dụng được triển khai với nhiều hình thức khác nhau và tùy vào mỗi ngân hàng sẽ có những sản phẩm khác nhau. Phổ biến như đi máy bay, tích điểm, hoàn tiền, rút tiền, thanh toán bằng máy POS hay đồng thương hiệu với nhiều nhãn hàng khác.
Chức năng của thẻ tín dụng
Như chúng ta đã biết chức năng chính của thẻ tín dụng chính là “ Chi tiêu trước, trả tiền sau” nghĩa là thực hiện chi tiêu dù trong tài khoản không có số dư và sẽ hoàn trả khi đến hạn. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn có những chức năng nổi bật khác như sau:
- Được phép thực hiện thanh toán chậm giúp cân đối tài chính và không chịu áp lực về kinh tế. Thông thường khách hàng sẽ có 45 ngày để thanh toán mà không chịu lãi suất, còn sau thời gian này thì sẽ bị tính lãi tương đương như lãi suất cho vay.
- Có thể rút tiền mặt tại các máy ATM để thực hiện chi tiêu với hạn mức rút tiền mặt lên tới tối đa bằng hạn mức tín dụng.
- Có thể mua trả góp tại các cửa hàng hoặc các trang thương mại điện tử với lãi suất trả góp ưu đãi được áp dụng là 0%.
Những lợi ích và bất cập của thẻ tín dụng
Không phải hiển nhiên các sản phẩm thẻ tín dụng lại được nhiều người yêu thích lựa chọn bởi những lợi ích nổi trội mà chúng mang lại khá lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kèm theo một số hạn chế nhất định và chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sau đây:
Lợi ích
- Giúp quá trình thanh toán được dễ dàng và tiện lợi mọi lúc, mọi nơi cũng như hỗ trợ quá trình cất trữ được tối giản nhất.
- Nhận được nhiều ưu đãi từ các thương hiệu lớn khi sở hữu các loại thẻ Mastercard hay Visa credit như hoàn tiền, voucher,…
- Xây dựng điểm tín dụng cá nhân tốt thông qua lịch sử thanh toán dư nợ mỗi tháng. Điều này giúp khách hàng dễ dàng được xét duyệt trong các trường hợp đăng ký các khoản vay.
- Linh hoạt trong chi tiêu khi không có sẵn tiền mặt hay tiền trong tài khoản.
- Đơn giản hoá việc theo dõi chi tiêu và thanh toán thông qua bảng sao kê giao dịch định kỳ.
- Có độ an toàn cao với bảo mật nhiều lớp, có thể khóa thẻ nếu như bạn làm mất hay lộ thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Bất cập
- Lãi suất sẽ bị tính nếu bạn quá hạn thanh toán 45 ngày sau ngày đến hạn và điều này đôi khi gây khó khăn với nhiều khách hàng đang gặp vấn đề tài chính.
- Không nên rút tiền mặt nhiều lần vì sẽ bị tính phí 4% khiến chủ thẻ mất một khoản tiền nhất định.
- Có thể mất tiền khi bị mất thẻ vì những kẻ gian có thể lợi dụng thẻ của bạn để thực hiện các giao dịch bất chính.
- Có thể bị mắc nợ dẫn đến nợ xấu trong trường hợp chi tiêu quá đà và không có khả năng chi trả, đồng thời lâu dần việc cộng dồn lãi suất quá hạn sẽ khiến bạn càng khó chi trả hơn.
Khách hàng có nên mở thẻ tín dụng không?
Dựa trên những lợi ích và hạn chế mà chúng ta vừa đề cập có thể thấy việc sử dụng thẻ tín dụng mang đến rất nhiều lợi ích và các mặt hạn chế chỉ xuất hiện khi ta không biết cách tiết chế chi tiêu của bản thân và không có kế hoạch tài chính nhất định.
Do đó, việc mở thẻ tín dụng sẽ giúp cho bạn thực hiện được những mục tiêu và nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn. Chính vì vậy khách hàng có thể cân nhắc sử dụng nhé.
Điều kiện và hồ sơ mở thẻ tín dụng
Để mở thẻ tín dụng thì đối với mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có yêu cầu khác nhau nhưng cơ bản là phải đáp ứng được các điều kiện sau:
Với khách hàng cá nhân
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú trên 12 tháng tại Việt Nam có độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi.
- Phải có CMND/CCCD/hộ chiếu còn hiệu lực khi làm thẻ.
- Có thu nhập tài chính ổn định theo quy định của các ngân hàng.
- Có điểm tín dụng tốt và không nằm trong 5 nhóm nợ xấu tín dụng của các ngân hàng.
Với khách hàng doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện pháp luật.
- Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính như Báo cáo tài chính.
- Hồ sơ về tài sản đảm bảo.
- Đơn đăng ký phát hành thẻ tín dụng theo mẫu của ngân hàng.
Quy trình mở thẻ tín dụng
Để giúp quá trình mở thẻ tín dụng được nhanh chóng và hiệu quả nhất thì bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
Mở trực tiếp tại quầy giao dịch
Khách hàng muốn làm thẻ tín dụng ngân hàng thì có thể đến trực tiếp quầy giao dịch/chi nhánh gần nhất và thực hiện theo những bước đơn giản sau:
- Bước 1: Đến trực tiếp chi nhánh gần nhất của ngân hàng và cung cấp hồ sơ cũng như điền vào biểu mẫu theo hướng dẫn.
- Bước 2: Ngân hàng sẽ kiểm duyệt hồ sơ và đối chiếu thông tin để đưa ra quyết định.
- Bước 3: Nếu ngân hàng đồng ý thì bạn được nhận thẻ sau tối đa 8 ngày làm việc.
Mở thẻ online
Nếu bạn không có thời gian đến quầy giao dịch của ngân hàng thì có thể đăng ký làm thẻ tín dụng trực tuyến tại Website của ngân hàng:
- Bước 1: Khách hàng cần truy cập và điền thông tin tại trang web chính thức hoặc truy cập ứng dụng của ngân hàng mà mình mở thẻ rồi chọn “Mở thẻ tín dụng”.
- Bước 2: Điền các thông tin theo hướng dẫn và Click vào “Gửi”. Sau đó nhân viên sẽ liên hệ lại để xác nhận nhu cầu mở thẻ tín dụng.
- Bước 3: Đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng để được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Sau khi đăng ký thành công, khách hàng sẽ nhận được thẻ sau tối đa 8 ngày làm việc.
Trên đây là các thông tin chi tiết giúp khách hàng có thể trả lời câu hỏi thẻ tín dụng là gì một cách chính xác nhất. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu và sử dụng sản phẩm này một cách hiệu quả nhất.