Upselling là gì, bạn đã từng nghe nói đến chưa? Chắc chắn sẽ có rất nhiều người ngơ ngác và ngạc nhiên khi nghe nhắc đến cụm từ này. Thực tế, đây là một thuật ngữ trong chuyên ngành kinh doanh và tài chính chỉ việc gia tăng bán hàng. Để biết rõ hơn cũng như tìm hiểu chi tiết về nó, mời các bạn hãy xem ngay bài viết dưới đây.
Upselling là gì?
Upselling hay còn có cách gọi khác là bán gia tăng. Đây là kỹ một trong những kỹ thuật phổ biến mà người bán dùng để thuyết phục và thu hút người mua. Lựa chọn những sản phẩm/dịch vụ với giá cao hơn hoặc nhiều sản phẩm/dịch vụ hơn dự tính.
Mục tiêu của Up Selling là khuyến khích khách chi nhiều tiền hơn bằng cách khiến họ tin rằng càng chi tiêu càng nhiều lợi ích hơn.
Up-Selling có gì khác với Cross Selling?
Về cơ bản, Up Selling và Cross Selling là hai quá trình gắn bó và liên kết chặt chẽ với nhau, chính bởi thế rất nhiều người hay nhầm lẫn khó phân biệt. Nhưng trên thực tế thì chúng lại là 2 khái niệm với định nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Trong khi Up Selling chỉ đơn giản là tính toán sao cho phù hợp để đẩy giá trị của sản phẩm/ dịch vụ lên cao hơn, mà khách vẫn thoải mái chấp nhận mua. Thì Cross Selling lại là một kỹ thuật gồm nhiều yếu tố, nhằm khiến khách hàng cảm thấy việc mua sản phẩm là rất cần thiết. Qua đó khách sẽ sẵn lòng chi tiêu nhiều hơn vào sản phẩm/ dịch vụ.
Ví dụ Up-Selling trong kinh doanh
Áp dụng tốt kỹ thuật Up-selling vào công việc kinh doanh sẽ đem lại cho người dùng rất nhiều lợi thế. Từ đó không những làm tăng doanh thu, mà còn có thể đảm bảo việc kinh doanh không bị thua lỗ. Sau đây sẽ là ví dụ minh họa cho kỹ thuật Up-selling trong kinh doanh nhà hàng.
Giả sử khi đến nhà hàng, thực khách yêu cầu một ly whisky. Để ý thấy khách tuy đã gọi món rồi nhưng vẫn tiếp tục xem thực đơn thức uống. Nhân viên có thể gợi ý cho khách dùng thêm một ly cocktail pha chế từ whisky (mức giá cao hơn). Với lý do đây là sự kết hợp để tạo ra hương vị mới lạ, rất đáng dùng thử.
Up-Selling có vai trò gì?
Up-selling trong kinh doanh chiến thuật bán hàng phổ biến, đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Với vai trò chủ yếu không chỉ đem đến lợi nhuận mà còn nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Giúp xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng
Một trong những lý do khiến Up-selling luôn được trọng dụng bởi người bán và ưa thích bởi người mua, vì nó có thể đảm bảo giá trị trọn đời của khách hàng. Khi đó sản phẩm/ dịch vụ sẽ có được sự gắn bó và lòng trung thành sử dụng của khách.
Giúp dễ bán các sản phẩm theo gói
Bất cứ ai kinh doanh cũng đều muốn dịch vụ/ sản phẩm của mình dễ tiêu thụ và được khách hàng ưa chọn. Kĩ thuật Up-selling là giải pháp tốt nhất để thực hiện điều đó. Vì nó cho phép người dùng kết hợp tất vả các sản phẩm/dịch vụ đang kinh doanh, để tạo ra nhiều gói hàng combo. Qua đó sản phẩm/ dịch vụ sẽ tiêu thụ nhanh hơn.
Mang lại hiệu quả với khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới
Với sự phát triển của công nghệ số ngày nay, mọi thông tin về trải nghiệm của khách hàng sau khi tiếp cận sản phẩm/ dịch vụ rất dễ được lan tỏa. Mà tác dụng của kĩ thuật Up-selling lại giúp khách có thêm trải nghiệm mới với nhiều lợi ích hơn. Khi thông tin được chia sẻ rộng rãi, sẽ có thêm rất nhiều khách hàng mới muốn được trải nghiệm thử sản phẩm/dịch vụ.
Các nguyên tắc Up-Selling
Để thực hiện và áp dụng hiệu quả kĩ thuật Up-selling lâu dài trong việc kinh doanh. Các doanh nghiệp cần xây dựng riêng cho mình những nguyên tắc nhất định. Bao gồm những yếu tố sau đây.
Xây dựng niềm tin khách hàng
Cách tốt nhất để tạo dựng niềm tin khách hàng là tìm hiểu nhu cầu của họ. Để từ đó cung cấp những sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu và đảm bảo chất lượng. Khi khách hàng đã đặt niềm tin vào sản phẩm/dịch vụ thì việc áp dụng các chiến thuật up-selling sẽ đơn giản hơn nhiều.
Ngoài ra, khi đã thấu hiểu nhu cầu chung của khách hàng. Sẽ giúp bạn có thể dự đoán được nhu cầu thị trường, gia tăng vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Theo dõi hành trình khách hàng
Trong giai đoạn đầu của chiến thuật up-selling là gì, bạn cần để ý phản ứng của khách hàng. Hãy theo dõi hành vi của khách từ lúc tiếp cận sản phẩm đến lúc lựa chọn. Qua đó thanh toán để đo lường được tính hiệu quả của chiến thuật up-selling.
Có thể theo dõi qua camera, để đảm bảo sử tự nhiên cho khách hàng. Đồng thời giúp nhân viên nắm bắt thời điểm thích hợp để tham ra hỗ trợ khách hàng.
Tập trung vào tư vấn
Nguyên tắc cuối cùng thuộc về nghệ thuật giao tiếp với khách hàng. Tức là thay vì chỉ lo bán, thì hãy tập trung tư vấn và gợi ý cho khách.
Nhân viên cần dùng kiến thức chuyên môn của mình để tư vấn cho khách giải pháp tốt nhất. Có thể dùng chiến thuật up-selling, để lồng ghép gợi ý thêm các sản phẩm đi kèm. Tuy nhiên, trong lúc tư vấn cũng đừng quên theo dõi phản ứng của khách. Nếu khách tỏ ý không hài lòng, bạn chỉ nên đổi chủ đề tư vấn tập trung vào sản phẩm đang bán.
Up-Selling được áp dụng vào thực tế như thế nào?
Tóm lại trong thực tế, chiến thuật Up-selling được áp dụng với mục đích chính nhằm vào tâm lý khách hàng. Để qua đó làm tăng doanh thu. Thông qua những tư vấn và gợi ý, bên bán sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy hợp lý và cần phải bỏ tiền ra thêm để mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Thì mới có thể thỏa mãn hoàn toàn mục đích ban đầu của mình
Một vài ví dụ điển hình về Up-Selling
Các ông lớn sở hữu các thương hiệu nổi tiếng thường áp dụng chiến thuật Up-selling để đạt được thành công trong kinh doanh buôn bán. Một số ví dụ điển hình có thể kể đến như:
Ví dụ 1
Tại các quầy hàng Lotteria, bạn sẽ thường xuyên nghe thấy những câu mời gọi như “Anh/chị có dùng thêm nước gì không ạ? Anh/chị muốn đổi sang khoai lớn không ạ?”.
Những câu nói tưởng chừng đã quá quen thuộc này, thực tế không hề đơn giản chỉ là lời hỏi thăm của nhân viên bán hàng. Mà đó thực chất chính là thủ thuật bán hàng của những ông lớn bán lẻ. Sử dụng để “dụ dỗ” khách tự nguyện rút ví ra mua hàng, đem về nguồn lợi nhuận không hề nhỏ cho hãng.
Ví dụ 2
Hoặc khi lang thang tìm đồ ăn trên mạng, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những suất ăn combo bao gồm cả nhiều món phụ khác. Chắc chắn giá cả của chúng sẽ đắt hơn mức bình thường. Nhưng bạn vẫn sẽ cảm thấy thoải mái khi bỏ tiền ra đặt đơn. Bởi bữa ăn sẽ mang đến cho bạn nhiều giá trị trải nghiệm hơn những bữa ăn thông thường.
Một ví dụ nữa mang tính chất cổ điển hơn, đó là tại các gian hàng trưng bày, người chủ sẽ sắp xếp những sản phẩm có tính năng bổ trợ gần nhau. Nhằm để khi khách hàng tiếp cận sản phẩm mình đang cần, sẽ trông thấy những sản phẩm kết hợp khác, qua đó nhu cầu ban đầu sẽ được mở rộng thêm. Chỉ cần người chủ tư vấn thêm vài câu, khách sẽ tự nhiên muốn mua thêm.
Vừa rồi là toàn bộ những thông tin hữu ích mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc về chủ đề Up selling là gì. Mong rằng qua bài viết này, mỗi chúng ta sẽ tự rút ra cho mình được bài học về chiến lược kinh doanh hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết. Nếu thấy hay xin đừng ngại chia sẻ.