Kỹ năng đánh giá chính xác số liệu vòng quay tài sản cố định chính là một trong những yếu tố cần thiết để đánh giá năng lực của một doanh nghiệp. Không những thế nếu làm tốt việc này còn có thể giúp tăng hiệu quả khi đầu tư. Nếu bạn còn thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, thì hãy xem ngay để biết nhé.
Thế nào là vòng quay tài sản cố định?
Tỉ lệ vòng quay tài sản cố định (tiếng Anh: Fixed Asset Turnover Ratio), viết tắt là FAT. Nó là một phương tiện đo lường thường được các nhà đầu tư phân tích, xem xét để qua đó đánh giá hiệu suất hoạt động của công ty. Trong việc sử dụng tài sản cố định tạo ra doanh thu.
Nói cách khác có thể hiểu đơn giản tài sản cố định là nguồn vốn ban đầu bao gồm vốn điều lệ công ty mà các doanh nghiệp bỏ ra đầu tư. Sau một thời gian kinh doanh, sẽ lấy phần vốn đầu tư ban đầu so sánh với tài sản hiện tại để thu được chỉ số chênh lệch. Chỉ số này chính là chỉ số của vòng quay tài sản cố định.
Sự khác nhau giữa tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản cố định
Rất nhiều người còn cảm thấy mơ hồ khi phân biệt giữa tài sản cố định với vòng quay tài sản cố định. Có thể hiểu về cơ bản thì sự khác biệt giữa hai khái niệm tài sản cố định và tài sản hiện tại nằm ở chỗ tài sản có tính thanh khoản như thế nào.
Tức là với tài sản có thể được chuyển đổi thành tiền trong vòng một năm, thì chúng được coi là tài sản hiện tại. Còn với những tài sản được giữ bởi công ty hơn một năm kế toán, sau đó nó được gọi là tài sản cố định hoặc tài sản không có hiện tại.
Ngoài ra, số dư tài sản cố định được coi là khấu hao lũy kế. Tỷ lệ vòng quay tài sản cố định cao cho thấy rằng một công ty đang sử dụng hiệu quả các khoản đầu tư tài sản cố định của mình để tạo ra thu nhập.
Cách tính tỷ lệ vòng quay tài sản cố định
Để trở thành một nhà đầu tư thông minh, việc thường xuyên phải làm là thường xuyên tính toán hệ số vòng quay tài sản cố định. Bởi nó sẽ cho ta biết được cứ mỗi đồng đầu tư cho tài sản cố định sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Để làm được điều đó, chỉ cần lấy tổng doanh thu chia cho số tài sản cố định trong cùng kỳ. Cách tính tỷ lệ vòng quay tài sản cố định cụ thể như sau:
FAT= Doanh thu ròng ÷ Tổng tài sản cố định trung bình
- Doanh thu ròng: Đây được hiểu là tổng doanh thu từ tất cả các nguồn. (Doanh thu ròng đã trừ các khoản phí trả lãi và khoản tiền khấu trừ).
- Tổng tài sản cố định trung bình: Số dư đầu kỳ trừ số dư cuối kỳ chia 2.
Tỷ lệ này được sử dụng như một chỉ số sản xuất để mua PP&E nhằm tăng sản lượng. Khi một công ty thực hiện một giao dịch mua lớn như vậy, nhà đầu tư thông minh sẽ theo dõi chặt chẽ tỷ lệ này trong vài năm tới để xem liệu tài sản cố định mới của công ty có sinh lãi và hiệu quả trong việc tăng doanh thu hay không.
Ví dụ minh họa về tỷ lệ vòng quay tài sản cố định
Nếu chỉ nói dựa trên lý thuyết chắc chắn sẽ có nhiều người khó mà hiểu được cách tính ra tỷ lệ vòng quay tài sản cố định như thế nào. Bởi vậy chúng tôi xin được viện dẫn ra đây một ví dụ cụ thể như sau:
Giả sử một doanh nghiệp có tổng doanh thu là 200 triệu đồng. Trong đó, chi phí phải trả cho sản phẩm bị lỗi là 10 triệu đồng. Còn giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp tổng cộng là 100 triệu đồng. Ta sẽ có công thức tính tỉ số của vòng quay tài sản cố định là:0.
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần ÷ Tổng tài sản trung bình
Từ công thức tính trên ta có: (200 – 10) ÷ 100 = 1,9 triệu đồng.
Tổng kết lại sau khi trừ các chi phí phát sinh thì vòng quay tổng tài sản sau doanh thu của doanh nghiệp là 1,9 triệu đồng.
Từ công thức trên ta có thể hiểu vòng quay tài sản cố định là loại tài sản chiếm tỉ trọng lớn là “thước đo” mà các chủ doanh nghiệp áp dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh từ các khoản đầu tư. Điểm khác biệt của vòng quay tài sản cố định so với vòng quay tổng tài sản là chỉ số tập trung chủ yếu vào tài sản cố định.
Tỷ số vòng quay tài sản cố định quan trọng thế nào trong vận hành doanh nghiệp?
Tỷ số vòng quay tài sản cố định luôn là yếu tố vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Bởi đây không chỉ là loại tài sản chiếm tỉ trọng lớn trong doanh nghiệp với vai trò như một “thước đo”. Mà các chủ doanh nghiệp hay các nhà đầu tư còn cần dựa vào nó để đánh giá hiệu quả mô hình hoạt động của doanh nghiệp.
Từ đó phát triển hệ thống kinh doanh và đầu tư đúng đắn. Các chủ doanh nghiệp có thể dựa vào đó để xác định rằng liệu có nên tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực đó hay không và tỉ lệ rủi ro như thế nào.
Thế nào là vòng quay tài sản cố định tốt?
Điều quan trọng nhất trước khi đầu tư cho doanh nghiệp là phải biết vòng quay tài sản cố định như thế nào là tốt? Nếu như một doanh nghiệp có tỉ số vòng quay tài sản cố định cao hơn các công ty khác trong cùng lĩnh vực. Thì điều đó nói lên rằng doanh nghiệp đó đã sử dụng tài sản cố định của mình hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động tài chính và vận hành của công ty.
Hạn chế trong việc dùng tỷ lệ quay vòng tài sản cố định
Dù sao đi nữa thì tỉ số vòng quay tài sản cố định cũng không phải là tuyệt đối. Bởi trên thực tế mọi yếu tố thị trường vẫn không ngừng biến động.
Tức là cho dù các nhà đầu tư có quyết định rót vốn vào các công ty có tỉ lệ vòng quay tài sản mạnh vẫn có thể mất tiền. Vì doanh thu được tạo ra từ tài sản cố định chỉ đúng ở một thời kỳ nào đó. Chứ nó không thể hiện được tối đa khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững hoặc dòng tiền tốt.
Tuy nhiên công thức và cách tính tỉ số vòng quay của tài sản cố định vẫn rất đáng để tin vào. Vì dù sao nó cũng là một trong những yếu tố đảm bảo làm tăng tỉ lệ thành công trong việc đầu tư sinh lời.
Trên đây là tất cả những thông tin tham khảo về cách tính tỉ số vòng quay tài sản cố định, và những lợi ích cũng như hạn chế khi sử dụng nó. Mong rằng qua bài viết này mỗi chúng ta sẽ tự rút ra cho mình kinh nghiệm khi đầu tư vào một doanh nghiệp hay lĩnh vực nào đó. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.