Vòng quay tổng tài sản là một thuật ngữ chuyên môn của giới đầu tư và doanh nghiệp. Nếu bạn bắt đầu tập tành kinh doanh và muốn mở rộng mô hình thì cần hiểu rõ khái niệm về vòng quay này để phân tích chỉ số kinh doanh một cách hiệu quả.
Vậy cụ thể nó có nghĩa là gì? Nếu muốn có kỹ năng đầu tư thông minh và an toàn, hãy xem ngay đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Vòng quay tổng tài sản là gì?
Số liệu vòng quay tổng tài sản còn có cách gọi khác là số vòng quay tài sản. Có thể hiểu nó là một tỷ số tài chính, dùng để biểu đạt khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Đối với những người trong giới doanh nghiệp và đầu tư, số vòng quay tổng tài sản mang ý nghĩa nói lên tiềm lực của một doanh nghiệp. Họ thường dựa vào số liệu này để xác định và đánh giá tiềm lực phát triển của doanh nghiệp có ổn định hay không. Từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp này hay không.
Sự khác biệt giữa vòng quay tổng tài sản và vòng quay tài sản cố định như thế nào?
Vòng quay tổng tài sản và vòng quay tài sản cố định, hai khái niệm tưởng như là một nhưng thực tế lại có sự khác nhau khá lớn. Khác biệt giữa hai khái niệm này nằm ở chỗ:
Chỉ số vòng quay tổng tài sản thể hiện khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp từ việc đầu tư nhiều lần vào tổng tài sản. Trong khi đó tổng tài sản của doanh nghiệp bao gồm tất cả mọi nguồn lực có giá trị mà doanh nghiệp sở hữu. Đó có thể là những tài sản mang giá trị ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn của doanh nghiệp.
Trong khi đó số những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thâm dụng vốn, cần phải đầu tư nhiều để nâng cấp máy móc, địa điểm, trang thiết bị,… Nhằm mục đích sản xuất ra các loại hàng hóa đáp ứng nhu cầu dịch vụ như ngành viễn thông, lọc dầu,… Nên dẫn đến chỉ số vòng quay dựa trên tổng tài sản thấp hơn so với những ngành khác.
Kết luận: Chúng ta có thể phân biệt vòng quay tổng tài sản và vòng quay tài sản cố định qua yếu tố: Chỉ số vòng quay tài sản cố định chỉ tập trung chủ yếu vào tài sản cố định. Còn chỉ số vòng quay dựa trên tổng tài sản thì sẽ tăng và giảm liên tục.
Ý nghĩa vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản (tiếng Anh: Asset Turnover Ratio) là một chỉ số tài chính. Nó tồn tại với ý nghĩa và vai trò để làm thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Chỉ số này nói lên mức độ hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp thông qua việc đo lường giá trị doanh thu công ty đạt được. So với giá trị tổng tài sản của công ty.
Công thức tính tỷ lệ của vòng quay tổng tài sản
Mặc dù chỉ số vòng quay tổng tài sản luôn không ngừng biến động lên xuống. Nhưng muốn đầu tư và sử dụng vốn thành công thì nhất định phải nắm được cách tính chỉ số vòng quay của tổng tài sản mà doanh nghiệp sở hữu.
Theo các chuyên gia trong ngành tài chính thì tỷ số vòng quay tổng tài sản được tính ra bằng cách lấy doanh thu thuần trong một thời kỳ nhất định. Chia cho giá trị trung bình tổng tài sản (bao gồm cả tài sản lưu động lẫn tài sản cố định) của doanh nghiệp trong cùng kỳ.
Giá trị trung bình tổng tài sản được tính bằng trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ. Kết quả thu được sẽ cho ta biết này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu.
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân
Trong đó:
- Doanh thu thuần là doanh thu của doanh nghiệp đã khấu trừ các khoản như giảm giá bán hàng, chiết khấu, chi phí thuế và các khoản phụ cấp khác.
- Tổng tài sản bình quân là tổng tài khoản đầu kỳ cộng số tài khoản cuối kỳ chia 2.
Ví dụ về vòng quay tổng tài sản
Công bằng mà nói thì công thức tính chỉ số vòng quay của tổng tài sản cho đến nay vẫn còn làm khó rất nhiều người, đặc biệt là những ai không biết gì về tài chính. Nhằm giúp bạn đọc dễ nắm bắt được cách tính số vòng quay tổng tài sản hiệu quả, chúng tôi xin dẫn ra đây một ví dụ cụ thể:
Giả sử với tổng tài sản bình quân là: (200.000 USD + 300.000 USD)/2 = $250.000 USD. Ta sẽ tính ra được vòng quay của tổng tài sản là: $500.000/$250.000 = 2
Các chỉ số đánh giá hiệu suất hoạt động doanh nghiệp cần chú ý
Hiệu quả và năng suất hoạt động của một doanh nghiệp luôn bị tác động bởi rất nhiều yếu tố như tủ giá hối đoái, vốn chủ sở hữu, thiết bị máy móc xuống cấp hư hại… Vậy nên việc đánh giá hiệu suất hoạt động chưa bao giờ là dễ dàng. Nếu muốn làm việc đó có hiệu quả chính xác, cần phải lưu ý các yếu tố sau:
Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho là một trong các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ số này được xác định bằng cách lấy số vốn đã đầu tư cho hàng đang bán. Chia cho trung bình giá trị hàng tồn kho trong cùng kỳ.
Vòng quay các khoản phải thu
Hệ số vòng quay khoản phải thu là cách tính trong kế toán có tác dụng kiểm tra mức độ hiệu quả của một doanh nghiệp. Khi thực hiện việc thu hồi các khoản nợ phải thu và các khoản nợ của khách hàng.
Dựa vào chỉ số này có thể đánh giá khách quanh về mức độ kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp khi cấp tín dụng cho khách hàng. Đồng thời nó cũng nói lên khả năng thu hồi các khoản nợ ngắn hạn.
Vòng quay tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn là những loại tài sản sử dụng dài hạn trong doanh nghiệp. Nó thể hiện mỗi dòng tiền khi đầu tư vào tài sản dài hạn đó thì doanh nghiệp sẽ thu được lại được bao nhiêu.
Hạn chế của chỉ số vòng quay tổng tài sản Doanh nghiệp nên biết
Bởi vì tỷ lệ vòng quay tổng tài sản chênh lệch rất nhiều giữa các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau. Nên chỉ số vòng quay của tổng tài sản luôn chỉ là tương đối. Chứ không có con số nào xác định chung.
Nên không thể xác định rõ vòng quay tổng tài sản thế nào là tốt mặc dù đã có con số cụ thể. Từ đó sẽ không hợp lý khi dùng nó để so sánh số liệu của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.
Biện pháp cải thiện chỉ số vòng quay tổng tài sản
Cải thiện chỉ số vòng quay tổng tài sản là nhu cầu chung của rất nhiều. Hiện nay có khá nhiều cách để làm được điều đó. Nếu chưa biết, thì có thể tham khảo 2 phương pháp sau đây:
Dự trữ các mặt hàng có tiềm năng bán được cao trên kệ, hạn chế bổ sung hàng tồn kho, trừ khi cần thiết. Cùng với đó là tăng thời gian hoạt động để tăng lượng khách hàng cũng như tăng doanh số bán hàng.
Cách thứ hai là áp dụng phương pháp Just In Time (JIT) trong mô hình Quản trị tinh gọn. Đây là phương pháp nhằm mục đích giảm sự lãng phí và số lượng hàng tồn kho. Thông qua việc đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng về sản phẩm như số lượng, chủng loại, địa điểm và thời điểm.
Các bạn vừa xem xong những thông tin tham khảo về khái niệm vòng quay tổng tài sản của một doanh nghiệp. Chúng tôi hi vọng những kiến thức về kế toán và tài chính vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn đọc trong cuộc sống và sự nghiệp kinh doanh.